Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Điều trị Glocom (Cườm nước) bằng Laser không cần phẫu thuật tại BV Tâm Trí Đồng Tháp

Thứ năm, 07/01/2021, 10:19 GMT+7

(BV Tâm Trí) Glocom hay còn gọi là Cườm nước, là một bệnh lý phức tạp và có chỉ định điều trị khá nghiêm ngặt phụ thuộc vào hình thái bệnh. 

BỆNH GLOCOM LÀ GÌ?

Bệnh glocom cũng như các bệnh liên quan tới thị lực khác thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên (người trên 50 tuổi). Ngoài ra, bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi khác, bao gồm cả trẻ em, nhất là những người bị cận thị, tăng huyết áp, nhãn áp cao. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh cườm nước có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu trong gia đình có người bị glocom thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn 3,7 lần so với người khác.

glocom-1

Bệnh glocom được chia làm 2 dạng chính là glocom góc mở và glocom góc đóng.

● Glocom góc mở:
Glocom góc mở rất khó phát hiện do bệnh phát triển âm thầm, trong thời gian đầu bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt, khiến người bệnh không cảm nhận được sự thay đổi, đến khi phát hiện ra các triệu chứng và đi khám thì bệnh đã trở nặng. Đối tượng thường bị tăng nhãn áp góc mở là người trung niên. Vì thế người bệnh hay chủ quan, nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh cườm nước với việc suy giảm thị lực của tuổi già.

● Glocom góc đóng:

Glocom góc đóng là hiện tượng áp suất trong mắt tăng nhanh chóng, mắt bạn đột ngột bị đau, mỏi mắt kèm theo mắt đỏ và mờ đi đáng kể. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn mửa. Nếu không cấp cứu kịp thời mắt của bạn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.

ĐIỀU TRỊ GLOCOM

Mở mống mắt chu biên (MMCB) bằng laser thường được chỉ định ở những bệnh nhân glocom góc đóng hoặc góc đóng có nguy cơ cao. Trong lúc đó, một loại laser khác là laser tạo hình vùng bè (Trabeculoplasty) được chi định cho bệnh nhân glocom góc mở khi thuốc hạ nhãn áp ít có tác dụng hoặc bất dung nạp, trong một số trường hợp, laser tạo hình vùng bè còn được chỉ định đầu tiên cho glocom góc mở nếu điều trị nội khoa khó thực hiên hoặc ít có tác dụng.

Mat-1

Hiện nay có 3 phương pháp mổ glocom đang được sử dụng phổ biến. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm nhất định, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chỉ định cụ thể.

Mổ glocom bằng phương pháp cắt bè củng giác mạc: đây là phương pháp ra đời rất sớm, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần bè củng giác mạc và mống mắt tạo đường thoát cho thủy dịch, làm ổn định áp suất trong mắt.
     
Mổ glocom bằng phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch: sử dụng một chiếc ống có chiều dài khoảng 1,3 cm từ chất liệu silicon làm ống thoát thủy dịch ghép vào mắt bệnh nhân. Phương pháp này có một số hạn chế, như sau mổ bệnh nhân khá khó chịu do phải băng mắt, và thời gian theo dõi cần tới vài tuần.
 
Mổ glocom bằng laser: đây là phương pháp không cần sử dụng dao kéo, bác sĩ sử dụng tia laser chiếu vào khu vực bè giác mạc - khu vực thoát thủy dịch, tạo ra khoảng 100 lỗ nhỏ nhằm thoát thủy dịch của mắt. Toàn bộ quá trình rất nhanh chóng (chỉ mất 15 - 20 phút), đem lại hiệu quả cao, ít biến chứng. Mổ glocom bằng laser là bước tiến lớn của y học hiện đại, đang được áp dụng rất phổ biến. Sau khi mổ glocom bằng laser, trong khoảng 2 - 5 năm tiếp theo người bệnh cần được theo dõi, đề phòng trường hợp bệnh tái phát.
 
Glocom góc mở cần điều trị với mục đích là hạ nhãn áp xuống dưới mức gây tổn hại cho thị thần kinh và chức năng thị giác. Phương pháp điều trị phải an toàn nhất, ít ảnh hưởng nhất đến cuộc sống của bệnh nhân. Các thuốc tra tại chỗ điều trị glocom góc mở có khá nhiều, như: nhóm huỷ beta-adrenergic, nhóm cường adrenergic, nhóm cường cholinergic, nhóm prostaglandin.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp, tuy nhiên bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị trong suốt cuộc đời dưới sự theo dõi định kỳ của bác sĩ. Nếu điều trị nội khoa không mang lại kết quả, bệnh nhân sẽ cần đến các phương pháp phẫu thuật.

Mục đích điều trị glocom là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục tiến triển gây tổn thương thần kinh thị giác. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên đi kiểm tra mắt, theo dõi nhãn áp 3 tháng/lần trong năm đầu tiên, sau đó định kỳ 6 - 12 tháng/lần.

Với bệnh nhân điều trị glocom góc mở bằng thuốc tra tại mắt, phải khám và tiến hành theo dõi nhãn áp 2 tháng/lần, kiểm tra thị trường và soi đáy mắt 3 - 6 tháng/lần. Theo dõi điều trị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng.

Theo dõi điều trị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng. Trong nhiều trường hợp, glocom tuy đã được phát hiện và điều trị, song người bệnh cho rằng đã khỏi hẳn nên không đi khám, theo dõi tiếp, hậu quả là bệnh tiếp tục âm ỉ tiến triển dẫn tới mất hoàn toàn thị lực. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ theo dõi định kỳ từ khi phát hiện bệnh, kiên trì điều trị suốt đời nhằm kiểm soát diễn biến bệnh, bảo tồn được thị lực của mình.
 
Quý khách có nhu cầu điều trị vui lòng liên hệ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP
Địa chỉ: Số 700, Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp
Tổng đài: 02773 875 993
Email: cskh.dt@tmmchealthcare.com
Website: www.bvtamtridongthap.com.vn
Fanpage: facebook.com/bvtamtridongthap


Thành Tín (TH)

Giới hạn tin theo ngày :