Bác sĩ thường trực 096 232 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Làm sao phát hiện được mình bị bướu cổ và khi nào cần mổ?

Thứ ba, 19/09/2017, 09:28 GMT+7

Bướu tuyến giáp (Bướu cổ) rất phổ biến. Bướu tuyến giáp lành nếu to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở (do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực) hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ. Bướu tuyến giáp ác là loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não…

Bướu cổ là gì?

Bướu cổ là tên gọi phổ biến để chỉ bướu xuất phát từ tuyến giáp, trong y học gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, viêm giáp, bướu lành, ung thư. Những bướu này có thể có hay không làm thay đổi chức năng của tuyến giáp như cường giáp, bình giáp hoặc suy giáp. Tất cả được xếp làm 3 nhóm: dạng lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp.

Tuyến giáp có hình dạng bên ngoài như con bướm nằm ở phần dưới trước cổ, dưới lớp da và cơ, tựa trên khí quản (đường thở). Nếu tuyến giáp có kích thước bình thường hoặc chỉ to nhẹ thì chúng ta nhìn hoặc sờ không thấy.

Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bướu tuyến giáp rất phổ biến. Bướu tuyến giáp lành nếu to sẽ gây nuốt vướng hoặc khó nuốt, khó thở (do chèn vào đường thở hoặc thòng vào lồng ngực) hoặc lồi ra trước cổ gây mất thẩm mỹ. Bướu tuyến giáp ác là loại ung thư gây xâm lấn các cơ quan xung quanh, nhất là dây thần kinh hồi thanh quản sẽ gây khàn tiếng, hoặc khi bướu di căn sẽ gây tổn thương gan, phổi, xương, não …

Khi bướu tuyến giáp có rối loạn chức năng nội tiết như suy giáp hoặc cường giáp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gây kiệt sức, sụt hoặc tăng cân, hồi hộp ở ngực, mất ngủ, rụng tóc, run tay, đổ mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác cũng gây ra các bất thường này, khi thăm khám bác sĩ sẽ xác định bệnh.

Làm sao biết được mình bị bướu tuyến giáp?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết nên khi bị bệnh sẽ gây ra những bất thường ở cổ hoặc ở các bộ phận khác trong cơ thể. Khi thấy cổ to ra hoặc có các dấu hiệu kể trên hoặc có bất cứ thay đổi nào trong cơ thể nên đi khám. Bác sĩ sẽ thăm khám, siêu âm, xét nghiệm máu, chọc hút tế bào... để xác định loại bướu cổ. Đặc biệt, khi bướu ác nhỏ sẽ chưa gây ra bất cứ bất thường nào mà chỉ phát hiện được qua siêu âm kiểm tra hoặc tình cờ khi chụp CT, MRI, PET vùng cổ vì bệnh khác.

Để phân biệt bướu lành hay bướu ác, chọc hút kim nhỏ (FNA) với độ chính xác cao giúp xác định chẩn đoán. Phương pháp này dùng kim nhỏ như kim chích thuốc, chích vào bướu, lấy tế bào và quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá hình dạng và cách sắp xếp của tế bào nhằm có thể xác định lành hay ác. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải thực hiện kỹ thuật “cắt lạnh” trong lúc mổ để khẳng định chính xác hơn.

Các triệu chứng của Bướu tuyến giáp: Bướu tuyến giáp thường không có triệu chứng, nhưng một số triệu chứng có thể gặp là:

•    Đau: nếu có chảy máu vào hạch hoặc viêm.
•    Khó nuốt hoặc khó thở: Nếu tuyến giáp hoặc hạch lớn.
•    Các triệu chứng cường giáp như không chịu được nóng, nhịp tim nhanh, giảm cân và rùng mình - nếu hạch tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp.
•    Các triệu chứng suy giáp bao gồm không chịu được lạnh, lờ đờ, tăng cân và yếu sức - nếu ít hormone tuyến giáp được sản xuất.
•    Khan tiếng: nếu ung thư xâm nhập các dây thần kinh đến thanh quản. Triệu chứng này cần được chú ý ngay lập tức.

Các phương pháp điều trị

Do bướu tuyến giáp gồm nhiều loại, mỗi loại sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nói chung, điều trị bướu tuyến giáp bao gồm: uống thuốc, xạ trị, mổ hoặc chỉ theo dõi mà không điều trị gì.

•    Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có các loại khác nhau, như thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc iốt,  kháng giáp, kháng sinh, thuốc corticoid, ức chế thụ thể Beta...
•    Thuốc xạ trị: Dạng iốt phóng xạ, thuốc này có tác dụng phá hủy tế bào tuyến giáp.
•    Mổ: Tùy loại bướu mà lựa chọn một trong các các phương pháp cắt thùy, cắt giáp gần trọn, cắt giáp toàn phần, cắt eo giáp. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chọc hút bằng kim để rút nước cho trường hợp bướu chứa nước (gọi là nang giáp).
•    Theo dõi: Khi bướu lành, nhỏ, không gây khó chịu, thường không cần điều trị gì và theo dõi bằng cách tái khám định kỳ mỗi 1-2 năm một lần. Cần đi khám ngay nếu có thay đổi vùng cổ hoặc bất thường trong cơ thể.

Khi nào bướu cổ sẽ điều trị bằng mổ?

Không phải tất cả bướu tuyến giáp đều phải mổ. 

Các trường hợp cần phải mổ: Bướu lành gây chèn ép khó thở, khó nuốt, hoặc gây mất thẩm mỹ, ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, rối loạn chức năng tuyến giáp loại cường giáp.

Không cần mổ trong trường hợp bướu lành nhỏ và không bắt buộc mổ khi bướu lành to nhưng không gây khó thở, khó nuốt.

Các Bác sĩ Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đã thực hiện nhiều phẫu thuật cắt tuyến giáp cho các trường hợp nêu trên, đã có nhiều trường hợp được thực hiện kỹ thuật “cắt lạnh” để chẩn đoán xác định bướu lành hay ác trong lúc phẫu thuật. Phẫu thuật đủ độ rộng nhằm lấy hết gốc rễ bướu, tuân thủ nguyên tắc tìm và bảo tồn thần kinh hồi thanh quản, tuyến cận giáp để tránh biến chứng tắt tiếng hay khàn tiếng và hạ can-xi máu sau mổ. Nhờ có trang bị dụng cụ hỗ trợ phẫu thuật dao siêu âm, giúp cầm máu tốt, thao tác nhẹ nhàng, nên hạn chế chấn thương phẫu thuật, đường mổ nhỏ hơn, sau mổ vùng cổ ít sưng đau và vết mổ liền sẹo thẩm mỹ hơn.

Để được hỗ trợ tư vấn thêm về bướu tuyến giáp, quý khách vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp qua Tổng đài: (0277) 3875 993

Phòng ngừa và ngăn chặn tái phát

Đối với các bệnh nhân bị mắc Basedow * (một bệnh tự miễn, có tính di truyền), bác sỹ luôn nhấn mạnh về một lối sống thư giãn thoải mái, không nên căng thẳng lo âu, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bướu giáp đơn thuần là ăn muối iod, ăn đồ biển, đặc biệt là rong biển (hải tảo, rong mơ). Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài cơ thể.

Bệnh nhân bị bướu tuyến giáp nên ăn nhiều các món ăn chế biến từ hải tảo – một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, iod và khoáng chất tự nhiên giúp làm mềm khối u, giảm viêm, sưng… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần chính là hải tảo để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bướu tuyến giáp hiệu quả.

(*) Bệnh Basedow là bệnh thuộc bệnh lý tuyến giáp với nhiều tên gọi khác nhau như: Graves, Parry, cường giáp. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, thường gặp nhiều ở nữ, tuổi từ  20 - 40 tuổi.


Thành Tín (tổng hợp)

Giới hạn tin theo ngày :    
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet