![]() |
Dính thắng lưỡi ở trẻ, ảnh hưởng sức khỏe như thế nào nếu không điều trị? Thứ tư, 29/05/2024, 12:12 GMT+7 (BV Tâm Trí) Dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ là một bệnh lý bẩm sinh chiếm khoảng 5%, tình trạng này làm quá trình cử động của lưỡi và phát âm của trẻ bị hạn chế. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến dính thắng lưỡi, dấu hiệu phát hiện dị tật bẩm sinh này là gì? Bệnh dính thắng lưỡi xảy ra khi dây thắng lưỡi bị ngắn, dày hoặc căng, khiến các cử động của lưỡi trở nên hạn chế Bệnh dính thắng lưỡi là gì? Bệnh dính thắng lưỡi xảy ra khi dây thắng lưỡi bị ngắn, dày hoặc căng, khiến các cử động của lưỡi trở nên hạn chế. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Cụ thể ngay trong tháng đầu sau sinh, khoảng 5% trẻ được phát hiện bị dị tật thắng lưỡi khi tiêm chủng hoặc thăm khám định kỳ. Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh dính thắng lưỡi phát hiện muộn hơn sau vài tháng, khi bố mẹ kiểm tra thấy con chậm lên cân, bú và phát âm khó khăn. Các mức độ của bệnh: Bệnh dính thắng lưỡi xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Có trẻ bị dị tật ở mức nặng tức là dính thắng lưỡi hoàn toàn, có trẻ thì bị nhẹ chỉ dính thắng lưỡi một phần. Dưới đây là các mức độ của bệnh được phân chia dựa vào chiều dài thắng lưỡi, bố mẹ nên tìm hiểu để biết được tình trạng bệnh của con: - Mức độ I: Bệnh ở mức độ nhẹ, chiều dài thắng lưỡi tính từ sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi khoảng 12 - 16 mm. Để xác định chính xác mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và áp dụng các máy móc chẩn đoán hình ảnh để quan sát rõ hình dạng, cử động của lưỡi. Nguyên nhân và ảnh hưởng của tật dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ Dính thắng lưỡi là một bất thường về cấu trúc giải phẫu bẩm sinh. Thắng lưỡi hay phanh lưỡi là một màng niêm mạc mỏng hình tam giác, dính từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi. Chức năng chính xác của thắng lưỡi hiện nay chưa được biết rõ, có một số giả thiết chức năng của phanh lưỡi làm hạn chế sự chuyển động của lưỡi. Dính thắng lưỡi hay phanh lưỡi bám thấp, phanh lưỡi ngắn được hiểu khi dính màng mỏng gần đầu lưỡi làm hạn chế chuyển động của lưỡi hơn bình thường, đây là một bất thường. Nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Bất kì ai cũng có thể bị dính thắng lưỡi khi sinh ra. – Ảnh hưởng đến vận động của lưỡi – Ảnh hưởng khi bú mẹ, nhai nuốt – Ảnh hưởng khi phát âm – Ảnh hưởng tới răng Khi nào nên đưa trẻ đi khám: Bác sĩ Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp khuyến cáo: Những trường hợp mắc bệnh dính thắng lưỡi, nếu phát hiện sớm sẽ nhanh chóng được chữa trị và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu để kéo dài bệnh có thể tiến triển nặng hơn, lưỡi của trẻ ngày càng xuất hiện nhiều mạch máu thì việc chữa trị sẽ gặp khó khăn hơn. Trẻ sẽ bị mất nhiều máu và đau đớn, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Do đó khi phát hiện các dấu hiệu quả bệnh, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn về biện pháp điều trị, nhằm giảm thiểu các cản trở do dính thắng lưỡi gây ra. Cách chữa trị bệnh dính thắng lưỡi Khi phát hiện các dấu hiệu dính thắng lưỡi, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán mức độ. Theo các chuyên gia, bố mẹ nên điều trị bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt, thậm chí là ở thời điểm trẻ sơ sinh vừa mới xuất viện. Tùy vào mức độ ảnh hưởng của dị tật là nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định khác nhau. Ở mức độ 1 và 2, thắng lưỡi có thể nới lỏng theo thời gian nên sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên mà không gây ảnh hưởng gì. Đối với cấp độ 3 và 4 do bệnh tiến triển nghiêm trọng nên bác sĩ sẽ yêu cầu bạn áp dụng phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ. Nếu dưới 3 tuổi thì trẻ sẽ được bôi hoặc tiêm thuốc tê và dùng dao điện cắt phần thắng lưỡi. Khoảng 30 phút sau, trẻ có thể bú sữa mẹ và được xuất viện về nhà. Ở những trẻ lớn hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt dây thắng lưỡi dưới bằng dao mổ hoặc máy cắt đốt. Do đó sau khi đã gây mê hoặc gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành cắt và khâu lại vết thương. Để biết thêm thông tin về dịch vụ điều trị dính thắng lưỡi ở trẻ, vui lòng liên hệ tổng đài bệnh viện: 02773 875 993, hoặc bạn có thể liên hệ các bệnh viện Tâm Trí tại Đồng Tháp theo các địa chỉ như sau: BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ CAO LÃNH BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TÂM TRÍ HỒNG NGỰ Người viết : Thành Tín
|
Copyright © 2016 Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp | ![]() |