Permanent Doctor 096 242 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

3 quy tắc giúp người cao huyết áp cả đời không lo suy thận

Thursday, 25/04/2019, 09:22 GMT+7

Theo thống kê của Trung tâm DI & ADR Quốc gia, có tới 85 – 95% trường hợp bệnh nhân suy thận bị tăng huyết áp. Nguyên nhân là do tăng huyết áp không được kiểm soát, làm gia tăng tốc độ phát triển của bệnh, lâu dài gây ảnh hưởng lên thận, làm suy giảm chức năng thận. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, nếu biết cách phòng ngừa, người cao huyết áp hoàn toàn có thể không lo về biến chứng đáng sợ này.

 

VÌ SAO TĂNG HUYẾT ÁP LẠI DẪN TỚI SUY THẬN?

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại, khi chức năng của thận bị suy yếu cũng làm huyết áp tăng cao. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, huyết áp tăng cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận. Hơn nữa, huyết áp tăng cao khiến các mạch máu tại thận phải chịu áp lực lớn, phá hủy bộ lọc ở cầu thận, khiến thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như lượng nước dư thừa ra ngoài.

Mặt khác, một khi các chức năng của thận bị suy yếu sẽ làm cho thể tích máu trong lòng mạch tăng, từ đó lại làm huyết áp tăng cao, tạo thành một vòng bệnh lý luẩn quẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

photo-1-1554432529186739395006

 

CÁC CHUYÊN GIA Y TẾ ĐÃ CHỈ RA 3 QUY TẮC GIÚP NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP CẢ ĐỜI KHÔNG LO SUY THẬN:

 

1. Giảm lượng muối hấp thụ trong 1 ngày

Khi cơ thể hấp thu quá nhiều muối, hàm lượng natri trong máu tăng cao, làm gia tăng áp lực thẩm thấu và kéo nước vào trong lòng mạch máu. Điều này khiến cho thể tích máu tăng lên, tăng áp lực lên thành mạch. Từ đó, gây tăng huyết áp.

Ngoài ra, thận có chức năng loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Hàm lượng natri trong cơ thể cao cũng gây áp lực lớn cho quá trình đào thải này và làm suy giảm chức năng của thận.

photo-2-15544325291981632939159

Các chuyên gia khuyên cáo, người huyết áp cao nên sử dụng dưới 5g muối/ ngày (Tương đương với: 1 thìa café đầy =1,5 thìa café bột canh = 2 thìa café hạt nêm = 2,5 thìa café nước mắm = 3,5 thìa café xì dầu).

Đặc biệt lưu ý, nhiều người cho rằng cứ ăn mặn sau đó uống nhiều nước để hòa loãng lượng muối ra là được. Thực tế, việc uống nước không làm giảm lượng natri trong cơ thể mà chỉ bù đắp nước cho các tế bào bị mất nước.

2. Tập thể dục đều đặn

Các hoạt động thể lực làm cho động mạch mềm mại, đàn hồi và dẻo dai hơn; làm cho các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và đều đặn hơn, đẩy máu nhiều hơn đến các cơ quan quan trọng như não, phổi, thận, gan. Từ đó làm giảm áp lực lên thành mạch, hạ huyết áp và duy trì ổn định huyết áp.

photo-3-15544325292061853748754

 

Người huyết áp cao có thể lựa chọn một số môn tập như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền… và duy trì luyện tập đều đặn 30 phút/ ngày. Buổi sáng: từ 7h – 7h30 hoặc buổi chiều: từ 16h30 – 17h.

3. Kiểm soát huyết áp ổn định <140/90mmHg

Đây là quy tắc quan trọng nhất trong điều trị cao huyết áp và phòng ngừa biến chứng thận ở người bệnh.

Để kiểm soát huyết áp, người bệnh cần duy trì uống thuốc đúng liều, đủ liều và liên tục. Đo huyết áp hàng ngày, ghi vào sổ để theo dõi và có phương án điều chỉnh kịp thời.

Các chuyên gia y tế khuyên người bệnh, để duy trì và kiểm soát huyết áp ổn định <140/90mmHg thì nên dùng đông tây y kết hợp nhằm phát huy thế mạnh, bổ trợ cho nhau và hạn chế đi tác dụng phụ của thuốc tây độc lên gan thận.


Thành Tín