Permanent Doctor 096 242 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

Bệnh bạch hầu đang lây nhiễm phức tạp, làm sao để phòng tránh?

Wednesday, 10/07/2024, 15:07 GMT+7

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Vừa qua, tại Nghệ An đã ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu, 119 người tiếp xúc với bệnh nhân đã được cách ly theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, 1 trong số những người tiếp xúc đã dương tính với bệnh. Vậy nên, việc hiểu rõ về phương thức lây truyền, triệu chứng và cách phòng bệnh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân trong gia đình.

*Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Lâm Trần Thạch Hải Đăng Thu - Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính làm xuất hiện giả mạc dày dai, trắng ngà, bám chặt và lan nhanh bao phủ toàn bộ vòm họng, mũi, tuyến hạnh nhân, thanh quản. Bệnh còn có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác (kết mạc mắt, bộ phận sinh dục,…).
Vi khuẩn bạch hầu tiết ra độc tố khiến người bệnh bị suy hô hấp và tuần hoàn, liệt màn khẩu cái làm giọng nói bị thay đổi, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn; trường hợp nặng người bệnh rơi vào hôn mê và tử vong. Một số trường hợp gây biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên.

1_2

Ảnh minh họa bệnh bạch hầu

Phương thức lây truyền và thời gian ủ bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây lan với nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh, khi nói chuyện, ho, hắt hơi,…giọt bắn có chứa vi khuẩn bạch hầu hòa vào không khí, người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ nhiễm bệnh nếu chưa có miễn dịch chống lại. Ngoài ra, bạch hầu còn lây gián tiếp khi người khỏe tiếp xúc với các đồ vật có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu.

Thời gian ủ bệnh bạch hầu thường từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn kể từ khi nhiễm vi khuẩn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần. 

Triệu chứng bạch hầu dễ nhận biết

Tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau như sau:
- Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.
- Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2, 3 ngày xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, những bệnh nhân này có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.
- Bạch hầu thanh quản: Là thể bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc có thể gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.
Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn có thể gây bệnh ở một số vị trí khác nhưng những trường hợp này rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị và hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có vắc xin đơn phòng bệnh bạch hầu, tuy nhiên người bệnh có thể tiêm các loại vắc xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu, vừa phòng được bệnh bạch hầu vừa phòng được nhiều bệnh truyền nhiễm khác chỉ trong một mũi tiêm.
Phụ huynh cần cho con tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu theo chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu như phụ nữ trước hoặc đang mang thai, người già trên 50 tuổi; người mắc bệnh mạn tính… cũng cần tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

2_1
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả

Bên cạnh đó, người dân cũng cần chú ý:
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; che miệng khi hắt hơi hoặc ho; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Đảm bảo không gian nhà ở, trường học, các nơi công cộng sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.
- Với những người xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Người dân sống trong vùng có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc khám chữa bệnh cũng như các chỉ định phòng bệnh của cơ sở y tế.

Bệnh bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm vắc xin đủ liều, đúng lịch, đồng thời đến bệnh viện điều trị ngay nếu phát hiện những triệu chứng bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm và hệ lụy đáng tiếc về sau…

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Vừa qua, tại Nghệ An đã ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu, 119 người tiếp xúc với bệnh nhân đã được cách ly theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, 1 trong số những người tiếp xúc đã dương tính với bệnh. Vậy nên, việc hiểu rõ về phương thức lây truyền, triệu chứng và cách phòng bệnh là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân trong gia đình.

Hiện nay, BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp có đầy đủ các loại vắc xin kết hợp giúp phòng ngừa toàn diện nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó có bạch hầu. Hãy đến phòng khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể về vắc-xin và lịch tiêm nhé!

 


Lê Trần Ân