Wednesday, 08/11/2023, 13:26 GMT+7
*Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI. Lâm Trần Thạch Hải Đăng Thu - Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp.
Hiện nay, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng giảm tiểu cầu. Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân giảm tiểu cầu tăng nhiều và đáng báo động. Để biết rõ hơn về bệnh giảm tiểu cầu là gì thì Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn thông qua nội dung dưới đây:
1. Giảm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là tế bào trong máu và không có nhân được sinh ra ở tủy xương của con người. Đường kính tiểu cầu khoảng 2μm, lớn nhất là 3μm, chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu.
Hình ảnh về tiểu cầu (Nguồn Internet)
Giảm tiểu cầu là tình trạng bệnh nhân có số lượng tiểu cầu trong máu thấp (dưới 150.000 tiểu cầu/mm3 máu) dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu.
Tuy nhiên, giảm tiểu cầu nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: xuất huyết màng não, tiểu ra máu, nôn ra máu, xuất huyết tự nhiên,…
2. Triệu chứng để nhận biết bệnh giảm tiểu cầu
Dưới đây là 1 vài dấu hiệu nhận biết của bệnh giảm tiểu cầu
• Nhiều vết bầm tím trên cơ thể xuất hiện không rõ nguyên nhân
Cơ thể xuất hiện vết bầm có thể là triệu chứng của bệnh giảm tiểu cầu (Nguồn Internet)
• Các vết thương khó cầm máu hoặc máu chảy liên tục không cầm được.
• Chảy máu cam và máu chân răng thường xuyên
• Phân đen, phân có máu.
• Kinh nguyệt kéo dài.
• Đau đầu liên tục, mắt mờ không nhìn thấy rõ hoặc ý thức không rõ ràng.
• Não bị xuất huyết hoặc xuất huyết màng não.
3. Bệnh giảm tiểu cầu nguyên nhân do đâu?
Bệnh giảm tiểu cầu có rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây sẽ gợi ý cho mọi người biết một vài nguyên nhân thường gặp như:
• Giảm sản xuất tiểu cầu: thường liên quan tới tủy như nhiễm siêu vi ảnh hưởng đến tủy xương, thiếu máu bất sản tủy.
• Tăng tiêu hao và phá hủy tiểu cầu: ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP), hội chứng Hellp,…
• Trong giai đoạn thai kỳ bị giảm tiểu cầu.
Giai đoạn thai kỳ có nguy cơ bị giảm tiểu cầu (Nguồn Internet)
• Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây nên giảm tiểu cầu.
• Giảm tiểu cầu do hóa trị liệu trong điều trị ung thư như như do xạ trị vào xương
chậu hoặc một lượng lớn tủy xương, tác nhân trị liệu hóa học, thuốc sinh học.
• Giảm tiểu cầu do nhiễm virus như: sởi, rubella, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng,…
• Giảm tiểu cầu do chứng loãng máu.
• Giảm tiểu cầu do ngộ độc rượu cấp tính.
4. Chế độ ăn uống giúp tăng số lượng tiểu cầu
Một vài loại thực phẩm được chứng minh giúp cơ thể sản sinh lượng tiểu cầu nhiều hơn, khôi phục và bù đắp được thiếu hụt những tổn thương gặp phải bao gồm:
Bổ sung ngay các thực phẩm giàu Vitamin C: Những đối tượng thiếu hụt tiểu cầu được khuyến cáo nên bổ sung hàng ngày từ 400 - 2000 mg Vitamin C từ những thực phẩm như: ớt chuông, quả kiwi, súp lơ xanh, cam, bưởi, ổi,…
Những thực phẩm giàu sắt: Những thực phẩm giàu sắt nên có trong chế độ ăn của người tiểu cầu thấp như: gan bò, hàu, đậu lăng, đậu hũ, đậu trắng, sô cô la đen,… Một số lưu ý nhỏ để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn là ăn cùng thực phẩm giàu Vitamin C và tránh ăn cùng thực phẩm có nhiều canxi.
Nhóm thực phẩm giàu Folate, Vitamin B12: Những loại thực phẩm giàu Vitamin B12 bao gồm: Trứng, thịt bò, gan bò, cá hồi, cá ngừ, sữa và các chế phẩm từ sữa. Mặc khác, một số nghiên cứu cho biết, uống sữa bò dù cung cấp Vitamin B12 song có thể tác động xấu đến quá trình sản xuất tiểu cầu. Tuy nhiên chưa có số liệu chứng minh, song hãy cân nhắc sử dụng loại thực phẩm này khi bạn đang bị tiểu cầu thấp.
5. Cần làm gì để nhận biết có giảm tiểu cầu hay không?
Như vậy, thông qua những thông tin trên. Chúng ta cần làm những gì để biết bản thân có giảm tiểu cầu hay không?
Xét nghiệm máu giúp tầm soát bệnh giảm tiểu cầu
Để nhận biết bản thân có bị giảm tiểu cầu hay không thì chúng ta nên đi xét nghiệm máu để tầm soát bệnh. Hiện tại, Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp có đầy đủ các dịch vụ đáp ứng nhiều loại xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, kết quả nhanh chóng, chính xác, phục vụ trong công tác theo dõi và điều trị bệnh.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp
Địa chỉ: Số 700, Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp
Tổng đài: 02773 875 993
Email: cskh.dt@tmmchealthcare.com
Website: www.bvtamtridongthap.com.vn
Fanpage: facebook.com/bvtamtridongthap
Huỳnh Thị Mỹ Kim
Phòng Kinh Doanh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp