Permanent Doctor 096 242 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Monday, 20/07/2020, 08:34 GMT+7

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Bệnh có thể điều trị và dự phòng được với căn nguyên gây bệnh hàng đầu là hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm không khí.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống. 

Tuy nhiên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể làm chậm tiến triển và điều trị hiệu quả khi phát hiện ở giai đoạn sớm tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Phoi-1

1.    Nguyên nhân gây COPD là gì ?

Nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là khói thuốc lá, Có nhiều dạng tiếp xúc với khói thuốc lá khác nhau như: hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động). Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: khói bếp, khói, chất đốt, bụi nghề nghiệp (bụi hữu cơ, vô cơ), hơi, khí độc. Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi... Tăng tính phản ứng đường thở (hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt). Thai nhi sống trong lòng tử cung của mẹ cũng có thể phơi nhiễm với thuốc lá nếu người mẹ hút thuốc. 

Một số người không có những phơi nhiễm này mà vẫn bị COPD, do các yếu tố di truyền có vai trò trong việc phát triển COPD. Là một nguyên nhân hiếm gặp hơn liên quan đến di truyền, có tỉ lệ < 1/100, đó là thiếu hụt một loại protein. Loại protein này có tác dụng bảo vệ phổi nên khi thiếu hụt sẽ khiến cho người bệnh có khả năng cao bị COPD.

2.    Làm thế nào để tôi biết bị COPD?

Các triệu chứng phổ biến của COPD bao gồm:

•    Khó thở: tiến triển nặng dần theo thời gian, lúc đầu chỉ có khó thở khi gắng sức, sau đó khó thở cả khi nghỉ ngơi và khó thở liên tục.
•    Ho mạn tính hoặc khạc đàm mạn và/ hoặc tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh như khói thuốc lá, khói của nguyên liệu, các khói bụi nghề nghiệp. 
•    Bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần.
•    Ngực có cảm giác đau, thắt chặt.
•    Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài.
•    Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh.

- Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn nên nói chuyện với Bác sĩ. 

- Một số người mắc COPD sớm có thể không nhận biết được các triệu chứng của bệnh này.

- Những người có nguy cơ mắc COPD nên được làm các xét ngiệm.

- Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thử nghiệm kiểm tra hơi thở (kiểm tra chức năng phổi) được gọi là hô hấp ký. Phương pháp này đo khả năng thở ra của bạn và có thể phát hiện xem đường thở của bạn có bị hẹp hay không? 

3.    Làm thế nào để Bác sĩ biết một người bị COPD?

Bác sĩ chẩn đoán COPD dựa trên sự kết hợp của các triệu chứng và kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm quan trọng để xác định một người bị COPD là hô hấp ký.

Những thay đổi của COPD cũng có thể được nhìn thấy trên X-quang ngực hoặc CT scan ngực. Khi Bác sĩ đã xác định rằng bạn bị COPD, họ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng hô hấp của bạn khi ngủ và khi vận động. Bao gồm cả việc xem xét mức độ bão hòa oxy của bạn.

Phoi-2

4.    COPD được điều trị như thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể phòng ngừa ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa khi điều trị cho người bệnh thường hướng đến mục tiêu giảm các triệu chứng, làm chậm quá trình phát triển, cải thiện gắng sức, ngăn ngừa và điều trị biến chứng.

a)    Điều trị COPD trước nhất và quan trọng nhất ở người hút thuốc là từ bỏ hút thuốc. Đã có thuốc và các phương pháp điều trị khác để giúp điều trị việc nghiện nicotine và giúp bạn bỏ thuốc lá.

b)    Điều trị bằng Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của COPD và để ngăn ngừa đợt bùng phát của các triệu chứng (được gọi là các đợt kịch phát). Vốn có thể dẫn đến mất thêm chức năng phổi. Các nhóm thuốc bao gồm: 

•    Những nhóm dùng để mở rộng đường thở (thuốc giãn phế quản), 
•    Giảm sưng ở đường thở (thuốc chống viêm, như steroid) và/ 
•    Hoặc điều trị nhiễm trùng (kháng sinh).

Không giống như kháng sinh, hầu hết các loại thuốc điều trị COPD nên được thực hiện mỗi ngày, thường là suốt đời. Giữ cho khỏe mạnh là có thể được. 

c)    Phương pháp không dùng thuốc 

•    Tránh tiếp xúc với người bệnh,
•    Rửa tay thường xuyên,
•    Tiêm vắc-xin cúm hàng năm và tiêm vắc-xin viêm phổi khi Bác sĩ đề nghị. 

d)    Ở một số người, COPD cũng có thể gây giảm oxy trong máu.

Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân có thể được cho thêm oxy. Khó thở không nên nhầm lẫn với mức oxy thấp. Những người bị COPD có thể khó thở ngay cả khi họ có oxy tốt. Do đó, khó thở không phải lúc nào cũng là một chỉ định tốt cho việc bạn cần sử dụng oxy.

e)    Dinh dưỡng hợp lý và giữ gìn thể hình tốt cũng quan trọng không chỉ để giảm triệu chứng mà còn cho chất lượng cuộc sống của bạn. Chương trình phục hồi chức năng phổi cung cấp việc thể dục có giám sát và giáo dục cho những người có vấn đề về hô hấp và nên là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện cho bất cứ ai mắc bệnh COPD.

f)    Tham gia câu lạc bộ bệnh nhân, Các nhóm hỗ trợ cộng đồng có thể cung cấp hướng dẫn và cơ hội cho bệnh nhân COPD và những người chăm sóc họ bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác bị COPD và gia đình.

g)    Trong một số trường hợp, các phẫu thuật như phẫu thuật giảm thể tích phổi hoặc ghép phổi có thể là những lựa chọn để xem xét (Xem tờ thông tin về bệnh nhân của ATS về phẫu thuật cho COPD và ghép phổi).

5.    COPD có thể chữa trị dứt điểm hay không ?

Thuật ngữ mạn tính, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có nghĩa là nó tồn tại trong một thời gian dài. Các triệu chứng của COPD đôi khi được cải thiện khi một người ngừng hút thuốc, dùng thuốc thường xuyên, và/ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi.
Tuy nhiên, phổi vẫn bị hư hại và không bao giờ có thể hoàn toàn trở lại bình thường. Do đó, COPD là một bệnh suốt đời. Khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn. 

Các bước hành động

Ngừng hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
✔ Hỏi Bác sĩ của bạn nếu bị ho hoặc khó thở kéo dài không rõ nguyên nhân.
✔ Hỏi Bác sĩ của bạn về việc kiểm tra chức năng phổi bằng hô hấp ký.

6.    Lời khuyên cho người bị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là rất nguy hiểm do vậy bạn cần phải kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của Bác sĩ

Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định;
Bỏ thuốc lá, và tránh tiếp xúc với khói thuốc;
Tập luyện thể thao thường xuyên và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Khi có dấu hiệu bệnh nặng bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được cấp cứu kịp thời

7. Khám và điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại phòng khám Hô hấp BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại giúp việc chẩn đoán COPD hiệu quả.

Tại đây bạn sẽ được đội ngũ chuyên môn là các bác sĩ chuyên sâu về hô hấp tư vấn hỗ trợ bạn trong suốt quá trình điều trị, giúp bạn điều trị hiệu quả tiết kiệm chi phí và thời gian hơn.
Ngoài ra còn hướng dẫn cho người bệnh chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp đối với bệnh nhân COPD…

Nguồn tài liệu

GOLD 2019 . www. goldcopd.org/wp-content/uploads/2018/11/GOLD-2019
American Thoracic Society - www.livebetter.org (Live Better with Pulmonary Rehab)
Fact sheets on: breathlessness, influenza, oxygen therapy, pulmonary function tests, pulmonary rehabilitation, pulse oximetry, surgery, tobacco, transplantation, tobacco. COPD Foundation 
http://www.copdfoundation.org/What-is-COPD/Understanding-COPD/What-is-COPD.aspx
National Heart Lung & Blood Institute
http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/copd/
American Lung Association
http://www.lung.org/lung-disease/copd/about-copd/understanding-copd.html
The Pulmonary Education and Research Foundation: PERF
https://perf2ndwind.org


Ths.BS CKII. Huỳnh Thị Nguyệt