Permanent Doctor 096 242 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp: Thực hiện kỹ thuật cao để tạo đường vào lọc máu cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối

Friday, 15/11/2024, 13:32 GMT+7

Vừa qua, tại Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đã diễn ra đồng thời hai kỹ thuật mổ là đặt ống thông lọc máu có tạo đường hầm ở cổ và AVF (Arteriovenous Fistula) ở tay cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

Ngày 31/10/2024, bệnh nhân N.T.R (nam, 45 tuổi, ngụ tại Lấp Vò, Đồng Tháp) được người nhà đưa đến BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp do thời gian gần đây người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, phù, tiểu ít. Được biết, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp chưa qua điều trị.

Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp cận lâm sàng, các bác sĩ BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp chẩn đoán suy thận mạn giai đoạn cuối, hội chứng ure máu cao, tăng kali, thiếu máu mạn, được chỉ định lọc máu cấp cứu.

Sau khi lọc máu cấp cứu, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận định kỳ nên nhanh chóng thực hiện phẫu thuật đặt ống thông lọc máu có tạo đường hầm (đặt cảnh hầm) ở cổ và phẫu thuật tạo thông nối động - tĩnh mạch (tạo AVF) ở tay. Đây là hai loại phẫu thuật kỹ thuật cao, giúp người bệnh có đường vào để tiến hành lọc máu. (Cầu nối AVF sẽ được sử dụng để chạy thận lâu dài, ít bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, phải mất 6-8 tuần để cầu nối AVF trưởng thành và lọc máu. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ chạy thận nhân tạo bằng ống thông lọc máu có đường hầm ở cổ).

Ynh_Bsi_phYu_web

Các bác sĩ thực hiện hai kỹ thuật

Sau gần 2 giờ, các bác sĩ đã thực hiện 2 kỹ thuật thành công. Do ống thông hoạt động tốt nên bệnh nhân được chạy thận bằng ống thông lọc máu có tạo đường hầm ở cổ chỉ sau 1 ngày. 

BYnh_nhan

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo sau khi thực hiện phẫu thuật

Ở người mắc bệnh thận giai đoạn cuối, lọc máu là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và để thực hiện lọc máu, người bệnh cần có đường vào nhằm tiếp cận với hệ tuần hoàn. Ống thông lọc máu có đường hầm là loại ống thông được đặt ở cổ và có đoạn ống thông ngoài da được đặt sát dưới da, nằm trong đường hầm dưới da, nhờ đó giảm thiểu được nguy cơ nhiễm trùng nên có thể lưu giữ để lọc máu lâu dài (khoảng 9-12 tháng). Trong khi đó, phẫu thuật tạo AVF là phẫu thuật vi phẫu được tạo ra bằng cách nối tĩnh mạch với động mạch của người bệnh (bình thường động mạch, tĩnh mạch không nối với nhau). AVF là đường vào lọc máu được sử dụng nhiều nhất vì có những ưu điểm như tỉ lệ duy trì lâu dài tốt hơn, ít bị nhiễm trùng hơn so với các vật liệu tổng hợp được dùng để lọc máu,... 

Hiện nay, Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đã triển khai các phẫu thuật tạo hoặc sửa chữa các đường vào để lọc máu như là mổ tạo AVF, sửa chữa AVF, nông hóa AVF, đặt ống thông lọc máu có tạo đường hầm ở cổ,... với mục đích có thể thực hiện tốt nhất quá trình lọc máu cho người bệnh. Việc Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp triển khai các kỹ thuật trên có thể giúp cho người mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối ở Đồng Tháp và các vùng lân cận không phải chuyển tuyến xa xôi. 

Người bệnh suy thận hoặc có dấu hiệu suy thận, nên đến thăm khám và điều trị sớm để tiết kiệm chi phí điều trị, giúp quá trình điều trị tình trạng này thuận lợi và hạn chế các biến chứng.
Để được tư vấn về lọc thận nhân tạo tại Tâm Trí Đồng Tháp, quý bệnh nhân vui lòng đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp. Hoặc có thể liên hệ tổng đài 02773.875.993 để được hỗ trợ thêm thông tin.


Bác sĩ CKI Nguyễn Đức Huy - Bác sĩ Khoa nội BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp