Wednesday, 17/04/2024, 14:14 GMT+7
Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi khi cơ thể dần suy yếu. Loãng xương khiến xương trở nên “mỏng manh” dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động dù nhỏ như té ngã. Tình trạng xẹp lún thân sống, gãy xương là hai trong số các biến chứng mà loãng xương gây nên. Từ đó có thể gián tiếp ảnh hưởng đến các cơ quan khác gây mất khả năng sinh hoạt thường ngày.
Trường hợp của bà N.T.P 71 tuổi (cư ngụ tại Xã Tân Quới, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp), nhập viện trong tình trạng đau lưng nhiều tháng nay, có đi điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Thời gian gần đây đau lưng nhiều và đi lại rất khó khăn nên đến Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp khám. Các Bác sĩ tiến hành cho BN thực hiện các xét nghiệm, đo loãng xương toàn thân bằng kỹ thuật Dexa và chụp MRI cột sống thắt lưng. Kết quả: BN bị loãng xương nặng, gãy lún đốt sống thắt lưng không liệt, kèm bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường type 2. Sau 3 ngày điều trị BN đã hết đau lưng và đi lại bình thường.
Bệnh loãng xương có nguyên nhân từ đâu? Những ai sẽ có nguy cơ mắc loãng xương? Làm sao để phòng bệnh loãng xương? Hãy cùng Tâm Trí Đồng Tháp tìm hiểu.
1. Loãng xương là gì?
Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng bệnh lý có nguyên nhân từ việc rối loạn chuyển hóa của xương. Khi dần lớn tuổi, các tế bào xương chậm lại trong quá trình tái tạo khiến mật độ hay khối lượng của xương giảm dần. Điều này làm giảm độ chắc khỏe của xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Tình trạng gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ phần xương nào, đặc biệt là xương cẳng tay, cẳng chân, xương đùi, hay cột sống. Ở người loãng xương thì khả năng phù hồi sau gãy cũng chậm hơn và thậm chí là không tự khỏi phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Bệnh loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm, bệnh thường không có các dấu hiệu hay triệu chứng rõ rệt cho đến khi bị ảnh hưởng. Ở tình trạng nặng, bệnh thậm chí chỉ được phát hiện khi xuất hiện tình trạng đau nhức, cột sống gù vẹo.
2. Những đối tượng dễ mắc loãng xương?
Loãng xương có nguyên nhân chủ yếu từ quá trình lão hóa gây ảnh hưởng đến hoạt động tái tạo xương. Chính vì thế, loãng xương chủ yếu thường gặp ở người lớn tuổi. Mặc khác, các biến động khác liên quan đến nội tiết tố hay hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng đến loãng xương.
Các đối tượng dễ mắc loãng xương:
- Về độ tuổi: Người từ sau 40 tuổi có khả năng mắc loãng xương
- Về giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nam. Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng xương của nữ thấp hơn. Ngoài ra, sự thay đổi tiết tố trong quá trình mãn kinh cũng ảnh hưởng lớn đến xương.
- Về kích thước cơ thể: Người có cơ thể thấp bé sẽ có nguy cơ mắc loãng xương nhiều hơn người cao lớn.
- Yếu tố di truyền: Người có người thân có tiền sử mác loãng xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tiền sử về tai nạn ảnh hưởng đến xương khớp: Với người từng bị gãy xương hoặc mắc các vấn đề khác về xương khớp sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
- Về chế độ ăn uống: Người bị mắc loãng xương sẽ thường gặp với kèm theo các thói quen về ăn uống thiếu dưỡng chất có lợi cho xương như canxi, vitamin D.
- Thói quen sinh hoạt: Người thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá, lười vận động hay thường làm nhiều việc nặng đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Mắc các bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh loãng xương như bệnh nội tiết, viêm khớp, bệnh thận.
Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân nên cần có động thái chủ động phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ.
3. Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
Hiện nay, để chẩn đoán bệnh loãng xương được chính xác nhất thì các bác sĩ thường dựa vào hai phương pháp cận lâm sàng là đo loãng xương và xét nghiệm. Cả hai phương pháp này sẽ bổ trợ cho nhau nhằm xác định cụ thể tình trạng loãng xương cung như nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.
Đo loãng xương bằng phương pháp Dexa tại BV Tâm Trí
Đo loãng xương thường được thực hiện với hai phương pháp là đo mật độ xương qua gót chân và đo loãng xương toàn thân bằng phương pháp dexa. Phương pháp Dexa được xem là mang đến hiệu quả chẩn đoán toàn diện. Với phương pháp này, các tia X có tác động nhẹ dùng để đo hàm lượng khoáng chất và canxi có trong xương. Phương pháp này được đo ở 3 trong 5 vị trí sau: cột sống, hông trái, hông phải, cổ tay trái và cổ tay phải.
Ngoài ra, để tìm nguyên nhân bệnh, thì phương pháp xét nghiệm hàm lượng canxi và các khoáng chất có lợi cho xương qua máu hoặc nước tiểu cũng được áp dụng. Từ kết quả có được và thói quen sinh hoạt, có thể phân tích được nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh ở mỗi người. Và đưa ra giải pháp điều trị hợp lý.
4. Phòng ngừa loãng xương
Loãng xương là bệnh lý khó điều trị, hầu hết các trường hợp đều lựa chọn phương pháp bổ sung khoáng chất và canxi hỗ trợ tái tạo. Thế nhưng, việc điều trị hoàn toàn thì cần can thiệp phẫu thuật như bơm cement cố định xương. Can thiệp phẫu thuật sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy nên phương pháp điều trị bệnh tốt và hiệu quả nhất chính là phòng bệnh ngay từ bây giờ.
Loãng xương có thể phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ, đặc biệt là người trong độ tuổi phát triển. Có thể phòng bệnh từ chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày:
Làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường tập thể dục.
- Bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể thông qua thực phẩm hoặc các viên uống bổ sung (có tham khảo ý kiến của Bác sĩ)
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng các bài tập thể dục với cường độ phù hợp nhằm -tăng cường sự dẻo dai và chắc khỏe cho xương.
- Không sử dụng thuốc lá hay lạm dụng các loại thức uống có cồn như rượu bia.
- Khi có các vấn đề về xương khớp, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được Bác sĩ khám và điều trị.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay lạm dụng vào thuốc giảm đau. Bởi một số thành phần của thuốc có thể gây ảnh hưởng và làm trầm trọng mức độ loãng xương.
- Người có nguy cơ mắc bệnh nên thường xuyên đo loãng xương định kỳ để kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu loãng xương.
- Cẩn thận trong sinh hoạt và công việc, phòng tránh việc va chạm hay té ngã gây ảnh hưởng đến xương.
Loãng xương là một trong những biến chứng của quá trình lão hóa. Vậy nên, loãng xương có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, đặc biệt là người sau 40 tuổi. Để giảm thiểu các ảnh hưởng có thể phát sinh do loãng xương. Việc phòng bệnh ngay từ sớm là điều cần thiết cho mỗi chúng ta.
Để biết thêm thông tin về những vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP
Địa chỉ: Số 700, đường 30/4, xã Mỹ Tân,TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 875 993
Website: bvtamtridongthap.com.vn
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ CAO LÃNH
Địa chỉ: Số 01, đường Lê Thị Riêng, Phường 01, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 878 878
Website: bvtamtricaolanh.com.vn
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TÂM TRÍ HỒNG NGỰ
Địa chỉ: Số 12, đường Nguyễn Tất Thành, P.An Thạnh, TP.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 901 000
Website: bvtamtrihongngu.com.vn