Tuesday, 13/08/2019, 08:22 GMT+7
Hầu hết các bé trai đều có tình trạng dài hẹp bao quy đầu, đến khi trưởng thành bao quy đầu sẽ tự tụt xuống để lộ quy đầu, tuy nhiên một số trường hợp lại không thể tự tuột và thậm chí các bé trai có triệu chứng này không thay đổi làm cho các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vậy, có nên cắt bao quy đầu cho trẻ em và độ tuổi thích hợp cắt bao quy đầu ở trẻ em là bao nhiêu ?
Bao quy đầu là vùng da bao quanh dương vật. Vùng da này bao trọn quanh đầu dương vật khi nam giới còn nhỏ và thường sẽ tự động tụt xuống vào thời điểm từ 4 - 5 tuổi. Tuy nhiên, khi đến độ tuổi dậy thì mà bao quy đầu vẫn chưa tự tụt xuống, thì có thể cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Hầu hết các bé trai đều có tình trạng dài hẹp bao quy đầu, đến khi trưởng thành bao quy đầu sẽ tự tụt xuống để lộ quy đầu, tuy nhiên một số trường hợp lại không thể tự tuột và thậm chí các bé trai có triệu chứng này không thay đổi làm cho các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vậy, có nên cắt bao quy đầu cho trẻ em và độ tuổi thích hợp cắt bao quy đầu ở trẻ em là bao nhiêu ?
Để trả lời những câu hỏi này cũng như giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ về chứng bệnh này, hãy tham khảo một số chia sẻ cần thiết của các Bác sĩ nam khoa tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp sau đây.
NHẬN BIẾT DÀI HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM
Việc nhận biết sớm dài bao quy đầu hay hẹp bao quy đầu ở trẻ em càng sớm sẽ thuận tiện cho việc cắt bao quy đầu. Nếu để lâu tới khi trưởng thành bé sẽ dễ bị mắc các bệnh nam khoa ở dương vật. Để nhận biết dài, hẹp bao quy đầu ở trẻ em mà bố mẹ nên lưu ý các điều sau:
HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM
Cha mẹ có thể quan sát, nếu thấy tình trạng trẻ tiểu khó, tiểu tia nước nhỏ, phải rặn mạnh mới đi được, nước tiểu chảy ra đọng lại bao quy đầu và sau nhiều lần như vậy thấy đầu dương vật sưng phồng lên. Phần bao quy đầu của trẻ khó lộn, có các cục trắng xuất hiện ở đầu dương vật.
DÀI BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM
Cha mẹ có thể thấy rõ phần bao quy đầu bị phủ kín bởi lớp da thừa khiến cho quy đầu không thể lộ ra được bên ngoài, tình trạng này để lâu và không được vệ sinh sạch sẽ khiến các chất bài tiết phía bên trong da quy đầu không thoát ra ngoài được hình thành cặn bẩn và tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, gây viêm nhiễm.
Nói chung, dài hoặc hẹp bao quy đầu nếu không điều trị có thể gây viêm nhiễm niệu đạo, viêm bao quy đầu, ung thư dương vật… dẫn đến vô sinh. Bởi vì trẻ chưa thể nhận thức được cơ thể và sức khỏe của mình, cho nên cha mẹ cần phải chú ý trẻ nhiều hơn. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và có các phương pháp cắt bao quy đầu phù hợp nhất, tránh chủ quan để bệnh phát triển gây nguy hiểm đến khả năng sinh sản cũng như tính mạng con người.
TRẺ BAO NHIÊU TUỔI THÌ NÊN CẮT BAO QUY ĐẦU
Nói chung hầu hết trẻ em đều mắc triệu chứng dài hẹp bao quy đầu, cha mẹ cần phải biết nguyên nhân chính xác để hỗ trợ cho trẻ bởi cũng có trường hợp cha mẹ có thể giúp trẻ điều trị tại nhà. Nếu trẻ mắc chứng dài hoặc hẹp bao quy đầu, cha mẹ có thể dùng tay kéo căng bao quy đầu cho trẻ mỗi ngày. Biện pháp này không làm trẻ bị đau cũng không gây trở ngại về tâm lý, tuy nhiên đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì và làm sao để trẻ phối hợp thật tốt.
CẮT BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ EM BAO NHIÊU TUỔI LÀ HỢP LÝ NHẤT?
Các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp cho biết, không nên cắt bao quy đầu cho sẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi không nên nong bao quy đầu bằng tay vì có thể gây dính và sẹo xơ. Ở độ tuổi này, bộ phận sinh dục của bé trai vẫn còn rất non dễ bị tổn thương và các bé cũng có rất nhiều cơ hội để bao quy đầu tự lột xuống khi lớn thêm. Đối với trẻ từ 10 tuổi trở lên, nếu bị dài hoặc hẹp bao quy đầu kèm tình trạng viêm nhiễm thì có thể thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu.