Permanent Doctor 096 242 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

Loãng xương – Bệnh không của riêng ai

Monday, 23/05/2016, 07:30 GMT+7

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp.


                                   Loãng xương – Bệnh không của riêng ai.


Loãng xương là một bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỷ trọng khoáng chất của xương hay giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích xương, hậu quả của sự suy giảm các protein và các khoáng chất của bộ xương, khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương sẽ trở nên mỏng mảnh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp.

dich-vu-do-loang-xuong

Thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã nặng hoặc có biến chứng gãy xương chính vì vậy loãng xương càng Bệnh loãng xương thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng gì đặc biệt, nên rất khó phát hiện. trở nên nguy hiểm do không được phát hiện và điều trị kịp thời.

do-loang-xuong-3


Loãng xương khiến sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm sút, xương sẽ dễ gãy hơn.

 

Nguyên nhân gây loãng xương.


Nguy cơ loãng xương tăng ở người cao tuổi, người nhẹ cân, người có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, nghiện rượu, café, thuốc lá, ăn chế độ ăn thiếu canxi và vitamin D. Những người thiếu hormone sinh dục do cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm, mắc một số bệnh nội tiết. Những người có tiền sử gãy xương (bản thân hoặc gia đình). Bệnh còn tăng ở những người phải dùng một số thuốc kéo dài như Corticoid, thuốc chống động kinh…

Hậu quả do loãng xương gây nên
 

  •     Đau nhức xương: Đau tại các đầu xương hay dọc theo các xương dài, đau tăng về đêm.
  •     Đau cột sống lưng: Đau thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau cột sống, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi đổi tư thế.
  •     Rối loạn tư thế cột sống, chuột rút: Các đốt sống bị lún, xẹp dẫn đến gù lưng, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao. Cơ thể gặp cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút hay ra mồ hôi.
  •     Hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương là gãy xương dù chỉ với những va chạm nhẹ, thậm chí chỉ vì một cơn hắt hơi. Gãy xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, xương cổ tay. Do đây là các vị trí quan trọng và nguy hiểm nên khó phục hồi, khả năng tử vong và tàn tật suốt đời rất lớn.

 
Điều trị loãng xương.


Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ điều trị sẽ cho những chỉ định điều trị phù hợp. Việc điều trị thuốc phải tuân thủ lâu dài, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập thể dục mới đem lại hiệu quả.
Một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D như sữa và các sản phẩm từ sữa, tôm, cua, ốc, cá nhỏ cả xương, một số loại rau quả. Tránh các yếu tố nguy cơ: rượu, cafe, thuốc lá, tránh thừa cân, thiếu cân.
Tập thể dục ngoài trời buổi sáng là một biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả, tập thể dục đều đặn có tác dụng làm tăng cường sự chắc khỏe của xương. Có thể đi bộ, tập aerobic, chạy bộ, tập dưỡng sinh… tùy theo lứa tuổi và mức độ loãng xương. Nếu đã có loãng xương nên tập nhẹ nhàng phòng gãy xương.
Các thuốc điều trị chống loãng xương theo nguyên tắc là tăng tạo xương, giảm hủy xương. Có nhiều nhóm thuốc trong đó hiện nay nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là Bisphosphonate dưới hai dạng uống: 1 lần/ tuần và dạng tiêm truyền tĩnh mạch l lần/năm
Bổ sung canxi và vitamin D nếu từ nguồn thức ăn không đủ, sao cho tổng lượng canxi và vitamin D: Canxi: 1200-1500mg/ngày, vitamin D: 800-1000UI/ngày.
Điều trị ngoại khoa các trường hợp gãy xương do loãng xương:
       + Gãy cổ xương đùi: Thay chỏm xương đùi, thay khớp háng toàn bộ
       + Gãy lún đốt sống: Phục hồi chiều cao đốt sống bằng bơm xi măng vào thân đốt sống bị xẹp


Phòng ngừa bệnh loãng xương
 

Điều trị loãng xương thường phức tạp, kéo dài và rất tốn kém. Ngược lại, phòng ngừa bệnh thì đơn giản hơn và ai cũng có thể thực hiện. Cung cấp đầy đủ canxi và khoáng chất cần thiết cho cơ thể là điều tiên quyết.

do-loang-xuong-2


Người bị loãng xương nên bổ sung các thực phẩm nhiều canxi

 

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như hải sản, rau bó xôi, mè (vừng), sữa,… bạn cũng có thể uống bổ sung canxi cho xương chắc khỏe.
Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, tập hít thở, tập vận động các khớp xương. Những người đã bị loãng xương không nên làm các động tác mạnh, gấp gáp và tránh ngã, vấp.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp thêm về chẩn đoán loãng xương, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0673.875.993 hoặc hotline: 096 242 1155.

 

 


Thành Tín