Wednesday, 22/05/2024, 13:52 GMT+7
Hàng năm, khi đến mùa mưa là BV Tâm Trí Đồng Tháp tiếp nhận hàng chục bệnh nhân số xuất huyết mỗi ngày, hầu hết bệnh nhân đều bình phục sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, điều đáng tiết là nếu tất cả chúng ta chú ý một chút các biện pháp phòng ngừa không cho muỗi mang mầm bệnh đốt thì sẽ không bị bệnh sốt xuất huyết, không phải tốn tiền của và thời gian, thậm chí có thể để lại biến chứng nặng nề sau này.
Muỗi vằn chứa virus Dengue là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, bệnh sốt huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, những trường hợp nặng cần phải nhập viện để được theo dõi sát, điều trị triệu chứng và duy trì huyết áp bằng cách bù dịch qua đường truyền tĩnh mạch theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Tuy nhiên những cơ địa đặc biệt như trẻ nhũ nhi, béo phì, người già, người có bệnh kèm theo như bệnh tim, bệnh thận, bệnh về máu việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp hơn.
Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm vì có thể gây xuất huyết hoặc thoát huyết tương qua thành mạch máu làm giảm thể tích máu đưa đến tụt huyết áp, sốc và tử vong. Bệnh có thể diển biến nặng bất ngờ khó đoán trước được, bệnh do virus Dengue có 4 tupe huyết thanh và không có miễn dịch chéo, nên người bệnh chỉ miễn dịch với 1 type virus đã bị nhiễm trước đó và một người có khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời.
Làm sao nhận biết được con bạn có thể bị sốt xuất huyết và khi nào nên đưa trẻ đi nhập viện điều trị?
Những trường hợp trẻ sốt nhẹ, ăn uống được có thể chăm sóc theo dõi tại nhà. Trong quá trình theo dõi, nếu thấy trẻ sốt cao liên tục, nhức đầu, nôn ói, co giật, tay chân lạnh, tiểu ít hoặc nằm li bì, vật vả, đau bụng, chảy máu cam, máu chân răng hoặc sốt đến ngày thứ ba không giảm cần phải đến cơ sở y tế để được xét nghiệm máu, định bệnh và điểu trị thích hợp.
Khi trẻ sốt cao, nhất là trẻ nhỏ cần phải cho uống thuốc hạ sốt để tránh co giật. các loại thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10mg- 15 mg/kg cân nặng. Chú ý nên cho trẻ uống nhiều nước. Các loại nước có thể uống được là nước chín, nước ép trái cây: nước dừa, nước cam , chanh. Dung dịch oresol còn gọi là nước biển khô. Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, không cho trẻ ăn uống thức ăn có chất phẩm màu, tránh nhầm lẫn tiêu phân đen với xuất huyết tiêu hóa. Không cạo gió, cắt lễ vì làm cho tình trạng xuất huyết năng hơn.
Cách thức chăm sóc và theo dõi khi mắc sốt xuất huyết
Về chế độ dinh dưỡng
Nên: ăn thức ăn mềm, dễ tiêu,đầy đủ dinh dưỡng, ăn mỗi lần một ít, tăng cường uống nhiều nước.
Không nên: ăn thức ăn hay nước uống có màu nâu hoặc đỏ vì dễ gây nhầm với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa.
Các dấu hiệu cần chú ý và theo dõi
- Theo dõi thân nhiệt tối thiểu 3 lần/ ngày, số lượng nước tiểu trong 24 giờ mỗi ngày, tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy,…
- Chú ý tình trạng tri giác: Tỉnh táo hay kích thích, lơ mơ,… và tình trạng xuất huyết (nếu có) như: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu âm đạo, đi cầu ra máu, nôn ra máu,…
Chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi, theo dõi trong quá trình điều trị
- Uống nhiều nước, bù nước và điện giải bằng ORS hằng ngày, không uống đồ uống có cồn, cà phê, các loại nước có gas,…
- Uống nhiều nước, tùy theo nhu cầu của từng bệnh, tăng cường nước hoa quả ép như cam, bưởi, chanh, nước dừa,… Ăn thức ăn lỏng ,dễ tiêu, tránh các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, nước có gas. Tránh các thức ăn màu đỏ sẫm: huyết (heo, bò, gà,…), củ dền để tránh nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
- Nghỉ ngơi tại giường, tránh căng thẳng.
- Uống thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.
Cần cấp cứu ngay khi có các dấu hiệu chảy máu: chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen và tri giác lơ mơ.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Biện pháp phòng ngừa duy nhất là không để cho muỗi đốt và chúng ta cần phải thực hiện thường xuyên diệt muỗi, diệt lăng quăng.
Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là:
- Tránh bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Để giảm nguy cơ bị muỗi đốt, hãy hạn chế tối đa việc bạn tiếp xúc với muỗi.
- Lên lịch cho các hoạt động ngoài trời vào những thời điểm loại muỗi này ít phổ biến hơn. Tránh ra ngoài trời vào lúc bình minh, hoàng hôn và đầu giờ tối, khi có nhiều muỗi.
- Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, đi tất và đi giày.
- Ngủ trong màn kể cả ban ngày, Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình.
- Kiểm tra các nguồn nước tù đọng gần nhà và vườn của bạn – đây là những nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản và nơi ấu trùng sinh sống.
- Hóa chất xua đuổi có thể độc hại, vì vậy chỉ sử dụng lượng cần thiết, chú ý thuốc độc hại với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi. Thay vào đó, hãy phủ màn cho xe đẩy hoặc cũi của trẻ khi ra ngoài.