Wednesday, 02/11/2022, 08:05 GMT+7
Tiêm ngừa Covid là điều cần thiết với mỗi chúng ta để ngăn chặn dịch bệnh tái diễn. Thế nhưng, trong tình trạng dịch bệnh được kiểm soát hiện nay, nhiều người lại e ngại việc tiêm ngừa bởi tốn thời gian hay mệt mỏi sau tiêm, thậm chí là biến chứng hay quên. Dường như nhiều người đã không còn tâm lý cảnh giác với Covid, khi các chủng virus vẫn đang phát triển thành nhiều chủng mới mang đến nguy cơ cao.
Vậy đâu là nguy cơ khi không thực hiện tiêm ngừa bổ sung? Những lý do để bạn phải chủ động tham gia tiêm ngừa?
Cơ thể chúng ta cũng giống như một thiết bị máy móc, định kỳ phải được bảo trì thay mới dầu nhớt để hoạt động trơn chu. Nếu không, chúng sẽ rất dễ bị hư hỏng theo thời gian. Hệ miễn dịch được tạo nên bởi vacxin khi được tiêm vào cơ thể cũng vậy, cần được tiêm liều bổ sung đúng hạn để duy trì và gia tăng miễn dịch. Một khi không được bổ sung kịp thời sẽ suy giảm và làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Hệ miễn dịch suy yếu nếu không tiêm bổ sung vaccine Covid19
Với sự phát sinh của nhiều chủng virus Covid mới, chúng mang khả năng lây nhiễm và mức độ bệnh cao hơn. Dù với người đã từng nhiễm Covid trước đó thì khả năng tái nhiễm dịch bệnh do chủng mới là rất cao. Bởi hệ miễn dịch từ chủng virus đã từng nhiễm sẽ không có khả năng kháng lại chủng virus mới kèm với đó là hệ miễn dịch sau nhiễm Covid cũng giảm đi. Việc tái nhiễm chủng mới với người từng nhiễm Covid là hoàn toàn có thể xảy ra.
Nguy cơ tái nhiễm dịch bệnh cao do xuất hiện nhiều chủng mới
Hầu hết, những người bị nhiễm covid hiện nay đều có thể điều trị khỏi tại nhà, nhưng những biến chứng do covid để lại với cơ thể là không thể tránh khỏi và khó lường. Tại Việt Nam, đã ghi nhận các trường hợp hậu Covid với biểu hiện: suy yếu hệ miễn dịch, cơ thể lừ đừ mệt mỏi, sốt ho, rối loạn tiêu hóa kéo dài dù đã khỏi Covid, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh, mất tập trung, tâm trạng thất thường,...
Các biến chứng hậu Covid xuất hiện ở nhiều người sau nhiễm bệnh
Biến chứng hậu Covid kéo dài và không điều trị kịp sẽ dễ dẫn đến các nguy cơ ảnh hưởng gây nên các bệnh tim mạch, tiểu đường, hô hấp, thần kinh. Hậu quả lớn nhất có thể xảy ra là đã có nhiều trường hợp tử vong do hậu covid.
Với nỗi ám ảnh chung bởi đại dịch Covid trên toàn thế giới, hầu hết các quốc gia khi xuất nhập khẩu hàng hóa đều phải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt với Covid19. Khi thông quan hàng hóa, doanh nghiệp cần xuất trình kết quả xét nghiệm Covid của những người có tham gia trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Tồn tại ca nhiễm SAR-CoV2 ảnh hưởng lớn đến vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa
Nếu kết quả là âm tính với Covid19 thì hàng hóa sẽ dễ dàng xuất nhập khẩu hơn. Ngược lại, nếu phát hiện trường hợp dương tính thì khả năng cao lô hàng đó sẽ không được thông quan. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, gây thiệt hại lớn về hàng hóa và kinh tế không chỉ của doanh nghiệp mà của cả quốc gia.
Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiến độ thực hiện tiêm ngừa tốt nhất trên thế giới, đây được xem là lý do chính cho việc giảm thiểu các ca mắc Covid mới và ổn định phát triển kinh tế hiện tại. Chính vì thế, để loại bỏ và ngăn chặn dịch bệnh tái diễn, cần phát huy tiến độ tiêm ngừa bổ sung đúng lộ trình.
Nguy cơ tái nhiễm dịch bệnh
Giữ vững tiến độ tiêm chủng chính là hành động thiết thực và hiệu quả nhất để ngăn chặn dịch bệnh tái diễn. Vì bản thân, những người thân yêu và xã hội, thực hiện tiêm ngừa đủ và bổ sung đúng hạn là điều cần thiết.