Tuesday, 09/04/2024, 14:02 GMT+7
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng tiểu) là tình trạng viêm nhiễm ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu – thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Trong đó, hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn thường liên quan đến đường tiết niệu dưới gồm bàng quang và niệu đạo.
Đường tiết niệu là hệ cơ quan giúp cơ thể thải ra môi trường ngoài những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng này tập trung ở thận, sẽ có một số chất được hấp thu lại ở đây, còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống bọng đái để sẵn sàng đưa ra ngoài.
Ngoài một phần lý do là cấu tạo đường tiểu ngắn của chị em phụ nữ giúp làm ngắn đường đi của vi khuẩn xâm nhập. Nguyên nhân chính mà hầu hết các BN bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là chị em có thói quen vệ sinh sai cách từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, ngoài ra còn có trường hợp quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh trước và sau quan hệ cũng có thể bị viêm… vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến bàng quang, thận gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu. Nếu bệnh để lâu không được điều trị kịp thời đôi khi dẫn đến viêm nhiễm mạn tính sẽ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục có thể dẫn tới vô sinh. Một số biến chứng nguy hiểm do nhiễm trùng đường tiểu có thể kể đến như:
+ Bệnh có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ.
+ Phụ nữ mang thai bị viêm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể bị sảy thai, sinh non.
+ Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm thận, bể thận cấp hoặc mạn tính.
+ Người bị bệnh luôn trong tình trạng tiểu rắt, buốt, đau đớn khi đi tiểu. Thậm chí tiểu ra máu nên khi quan hệ tình dục thường sẽ bị đau, gây ảnh hưởng đên cảm xúc chuyện chăn gối.
+ Viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính đôi khi sẽ dẫn đên hậu quả suy thận mạn tính.
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị để có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu:
Tiểu rắt: Người bệnh có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng lượng nước tiểu ra lại rất ít. Biểu hiện tiểu rắt có thể xuất hiện vài lần một giờ, thậm chí vừa rời khỏi nhà vệ sinh đã muốn quay trở lại.
Tiểu buốt: Triệu chứng bệnh viêm phổ biến là người bệnh cảm giác đau buốt như kim châm khi đi tiểu, càng gồng mình đẩy nước tiểu ra thì càng buốt.
Màu nước tiểu: Có sự thay đổi khác thường, nước tiểu xả ra màu đục, đen hoặc hồng (tiểu ra máu).
Đau bụng dưới: Đau bụng dưới là triệu chứng của bệnh, viêm cầu thận mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải, khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh sẽ lan tỏa đến dạ con, gây ra tình trạng nóng rát, đau âm ỉ vùng bụng dưới.
Các dấu hiệu từ thận: Bệnh có 3 thể phổ biến là nhiễm khuẩn niệu, viêm bàng quang và nghiêm trọng nhất là viêm thận. Bởi vậy ngoài các triệu chứng trên thì người bệnh còn cảm thấy đau lưng hoặc bên hông, mệt mỏi, buồn nôn và ớn lạnh.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu điều trị như thế nào?
Thuốc kháng sinh thường là phương pháp điều trị đầu tiên tối ưu cho nhiễm trùng tiết niệu, có thể đường uống hoặc đường tiêm tùy theo tình trạng bệnh. Ở người bệnh nhiễm trùng nặng, khuyến nghị nên nhập viện để dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu gặp các triệu chứng trên người bệnh cần gặp ngay bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu làm sao để phòng ngừa?
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
5 biện pháp dưới đây nhấn mạnh về vệ sinh cá nhân có thể giúp giảm ô nhiễm vi khuẩn ở vùng sinh dục:
Lau sạch một cách cẩn thận: Vệ sinh vùng kín đúng cách, nhất là đối với phụ nữ. Hãy lau “vùng kín” từ trước ra sau, sau mỗi lần đi tiêu và đi tiểu, không nên lau từ sau ra trước để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Tránh những sản phẩm gây kích ứng “vùng kín”: Vi khuẩn phát triển tại các khu vực bị kích ứng do dùng sai sản phẩm vệ sinh. Vì vậy, tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng sản phẩm dịu nhẹ. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục bằng khăn giấy thô, thuốc xịt không rõ nguồn gốc, hoặc thụt rửa quá đà.
Không nhịn tiểu: Vẫn còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển. Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt nên uống một ly nước và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục.
Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp: Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn do tính ma sát và thoáng khí kém của chất liệu. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên mặc đồ lót bẳng vải cotton có thể thoải mái hơn.
Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp làm loãng nước tiểu, điều đó giúp đi tiểu thường xuyên hơn và giúp bàng quang-niệu đạo hoạt động trơn tru, từ đó có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.
Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để biết thêm thông tin về những vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP
Địa chỉ: Số 700, đường 30/4, xã Mỹ Tân,TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 875 993
Website: bvtamtridongthap.com.vn
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ CAO LÃNH
Địa chỉ: Số 01, đường Lê Thị Riêng, Phường 01, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 878 878
Website: bvtamtricaolanh.com.vn
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TÂM TRÍ HỒNG NGỰ
Địa chỉ: Số 12, đường Nguyễn Tất Thành, P.An Thạnh, TP.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 901 000
Website: bvtamtrihongngu.com.vn