Permanent Doctor 096 242 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

Những điểm mới trong chăm sóc điều trị đái tháo đường

Monday, 25/03/2024, 15:13 GMT+7

Bệnh Đái tháo đường là bệnh mạn tính thường gặp, bệnh lý này gây rối loạn chuyển hóa đường trong máu làm cho nồng độ cồn trong máu luôn ở mức cao và gây ra nhiều biến chứng như: Mắt, tim, mạch máu, não, thận… để quản lý tốt đường huyết của người bệnh đái tháo đường thì chúng ta cần có một chế độ chăm sóc và theo dõi hợp lý nhằm tránh nguy cơ xảy ra tai biến cho người bệnh.

dai-thao-duong-web

Tiêu chuẩn chăm sóc bệnh tiểu đường - 2024 : của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) bao gồm các đánh giá:
 
Tiêu chuẩn chăm sóc bệnh tiểu đường - 2024 : của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) bao gồm các đánh giá:
- Tình trạng đường huyết được đánh giá bằng phép đo HbA1C
- Theo dõi đường huyết (BGM) bằng thiết bị mao mạch (dính ngón tay)
- Theo dõi đường huyết liên tục (CGM) sử dụng thời gian trong phạm vi (TIR) hoặc đường huyết CGM trung bình
- Công nghệ trong điều trị ĐTĐ 
+ Các bác sĩ lâm sàng nâng cao trình độ chuyên môn theo yêu cầu để hỗ trợ các thiết bị
và công nghệ.
+ Khuyến nghị phản ánh lợi ích của CGM (ghi nhận mức đường máu xuyên suốt ngày và đếm) và thiết bị insulin tự động cho các nhóm bổ sung.
Lưu ý 5 điều sau khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường tại nhà nhằm kiểm soát bệnh tốt nhất:
 
Dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ
 
Phải thực hiện liệu pháp dinh dưỡng cho những người bệnh này và hướng dẫn cho NB biết mục tiêu của liệu pháp dinh dưỡng.
 
- Không có một mô hình ăn uống chung cho tất cả những người mắc ĐTĐ và việc lập kế hoạch bữa ăn phải được cá nhân hóa.
 
- Cung cấp và hỗ trợ  các mô hình ăn uống lành mạnh, nhấn mạnh nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với khẩu phần thích hợp, để cải thiện sức khỏe tổng thể cho NB:
+ Đạt được và duy trì mục tiêu trọng lượng cơ thể.
+ Đạt được các mục tiêu về đường huyết, huyết áp và lipid.
+ Trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng.
+ Mức đường huyết duy trì 110–140 mg/dL (6,1–7,8 mmol/L)
 
- Giải quyết nhu cầu dinh dưỡng của từng cá nhân dựa trên sở thích cá nhân và sự  hiểu biết về sức khỏe, khả năng tiếp cận thực phẩm lành mạnh và khả năng thực hiện thay đổi hành vi lối sống.
 
- Duy trì niềm vui khi ăn uống.
 
- Cung cấp những công cụ thiết thực để phát triển mô hình ăn uống lành mạnh.
 
- Mô hình ăn uống và phân bổ chất dinh dưỡng đa lượng. Nguyên tắc dinh dưỡng cho mô hình ăn kiêng: rau không chứa tinh bột, trái cây nguyên hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo, đồ uống có đường, đồ ngọt, ngũ cốc tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn, xem xét việc giảm lượng carbohydrate tổng thể.
- Nguồn carbohydrate giàu chất xơ (ít nhất 14 g chất xơ trên 1.000 kcal). Thay thế đồ uống có đường (bao gồm cả nước ép trái cây) bằng nước lọc hoặc đồ uống ít calo hoặc không calo. Cung cấp kiến thức về tác động lên đường huyết của carbohydrate, chất béo và protein.
- Giáo dục về cách sử dụng thuốc hạ đường huyết liên quan đến carbohydrate.
 
- Tránh các nguồn carbohydrate giàu protein khi điều trị hoặc ngăn ngừa hạ đường huyết, vì protein ăn vào làm tăng phản ứng insulin mà không làm tăng nồng độ glucose trong huyết tương.
 
- Kiêng chất béo: Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải.
+ Nhóm thực phẩm nên ăn nhiều: Rau củ, trái cây, quả hạch, các loại hạt, cây họ đậu, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, thảo mộc, gia vị, cá, hải sản và dầu ô liu nguyên chất.
+ Nhóm thực phẩm nên ăn vừa phải: Thịt các loại gia cầm, trứng, phô mai và sữa chua.
+ Nhóm thực phẩm nên ăn hạn chế: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu…
+ Nhóm thực phẩm không nên ăn: Các thức uống có đường, thịt chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, dầu tinh chế và các loại thực phẩm chế biến sẵn khác.
 
- Ngoài ra cần bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng như: Vitamin, Chất khoáng.
 
- Uống rượu bia không vượt quá giới hạn khuyến nghị (phụ nữ: 1ly/ngày và 2 ly/ngày đối với nam giới).
 
- Chất ngọt không dinh dưỡng: Nước và đồ uống có đường và không dinh dưỡng. Sử dụng chất làm ngọt không dinh dưỡng để thay thế cho các sản phẩm có đường ở mức độ vừa phải
 
Khuyến khích người bệnh tập thể dục thường xuyên
 
- Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tham gia tập thể dục hoặc các môn thể thao cùng người bệnh để tăng cảm hứng luyện tập và sức khỏe bản thân.
 
- Hạn chế ngồi. Không ngồi trong thời gian dài, đều đặn mỗi 30 phút một lần cần có khoảng nghĩ ngắn.
 
- Đi bộ hàng ngày  500 bước/ ngày có thể làm giảm 2-9% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.
 
- Đi bộ với cường độ nhanh 5 đến 6 phút mỗi ngày tương đương với tăng thời gian sống lâu hơn khoảng 4 năm.
 
- Khuyết khích hoạt động thể chất cường độ trung bình khoảng 150 phút trong tuần, 30 phút/ tuần cho hoạt động vừa phải và hoạt động cường độ mạnh không qua khoảng 75 phút tuần. ( Yoga, Thái cực quyền…)
 
Theo dõi quá trình sử dụng thuốc
Nhắc nhở người bệnh uống thuốc đầy đủ. Nếu người bệnh phải tiêm insulin, bạn hãy tìm hiểu cách tiêm để nhắc nhở người bệnh tiêm đúng kỹ thuật, đúng y lệnh bác sĩ.
 
Nắm rõ các dấu hiệu và cách xử trí khi hạ đường huyết
Tìm hiểu các triệu chứng hạ đường huyết, trao đổi với bác sĩ điều trị để có thể xử lý tình huống kịp thời.
 
Tìm hiểu các biến chứng của bệnh đái tháo đường và cách phòng ngừa:
 Bệnh đái tháo đường biến chứng đa cơ quan và có thể hạn chế bằng cách kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên thân nhân cần tìm hiểu biến chứng và dấu hiệu nhận biết biến chứng, giúp người bệnh phát hiện kịp thời.
 
Ngoài ra NB bệnh cần có giất ngủ đều đặng khoảng 6 đến 8 giờ mỗi ngày, không bị ngắt quản không ảnh hưởng đến nồng độ HbA1C trong máu.
 
Trên đây là một số Tiêu chuẩn chăm sóc bệnh tiểu đường - 2024 : của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) giúp NB ĐTĐ quản lý tốt bệnh và phòng ngừa các biến chứng xảy ra.

ĐD. Võ Thanh Long