Thursday, 07/04/2022, 08:29 GMT+7
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp đã tiếp nhận bệnh nhân L.T T. 55 tuổi (cư ngụ huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) đến khám với triệu chứng đau đầu âm ỉ. Qua khai thác nhanh bệnh sử, tiền sử, bệnh nhân cho biết đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau đầu từ hơn một tháng nay, thỉnh thoảng có kèm chóng mặt. Bệnh nhân đã đến khám nhiều nơi và điều trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau, tuy tình trạng có giảm nhưng sau đó tái lại và ngày càng nhiều hơn khiến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân bị ảnh hưởng.
Sau thăm khám lâm sàng, bác sỹ nhận thấy bệnh nhân có triệu chứng đau đầu nhiều ở vùng trán lan ra hai bên thái dương, đau mỏi vùng cổ gáy, đồng thời có biểu hiện nhìn mờ hơn so với trước đây. Bệnh nhân được tư vấn chụp MRI sọ não có tiêm thuốc cản quang. Kết quả cho thấy có khối tổn thương choán chỗ ngoài trục trán trái có liên quan đến xương, kích thước 3.8 x 5.4 x 5 cm, đầy lệch đường giữa nghi ngờ là khối u tế bào quanh mao mạch (Hemangiopericytoma) – một dạng u máu hiếm gặp, hình thành do sự phát triển quá mức của các tế bào máu xung quanh mạch máu ở màng não, có khả năng ác tính cao và dễ tái phát.
Đây là một trong nhiều trường hợp được phát hiện u não sớm nhờ công nghệ chụp MRI 1.5 Tesla tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng từ trường, không phải tia X, để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. MRI có thể được sử dụng để đo kích thước của khối u. Một loại thuốc nhuộm đặc biệt được gọi là môi trường tương phản được người bệnh sử dụng trước khi quét để tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn. Thuốc nhuộm này có thể được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân hoặc sử dụng bằng đường uống với dạng viên hoặc dung dịch. MRI tạo ra nhiều hình ảnh chi tiết hơn so với chụp CT và là cách ưu tiên để chẩn đoán khối u não. MRI có thể là não, tủy sống hoặc cả hai, tùy thuộc vào loại khối u bị nghi ngờ và khả năng nó sẽ di căn trong hệ thần kinh trung ương.
BS. Trần Phương Thảo
Trung Tâm ICU – BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp