Permanent Doctor 096 242 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng có xu hướng trẻ hóa, điều trị như thế nào?

, 23/03/2024, 13:30 GMT+7

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh cột sống, xương khớp phổ biến. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phát hiện sớm các triệu chứng để nhanh chóng điều trị thoát vị đĩa đệm từ giai đoạn nhẹ, giúp tăng khả năng hồi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống.

đĩa đệm từ giai đoạn nhẹ, giúp tăng khả năng hồi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Anh Đ.V.L  39 tuổi (cư ngụ tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp khám với triệu chứng đau lưng lan sang 2 chân kèm tê. Sau khi được Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí thăm khám, thực hiện xét nghiệm và chụp MRI, kết quả xác định anh Đ.V.L bị thoát vị đĩa đệm.

Qua quá trình khám và thăm hỏi BN, anh Đ.V.L cho biết anh là nhân viên văn phòng, anh bị đau lưng cách đây vài năm trước, anh thường ngồi nhiều giờ trên máy tính và không có thời gian nghỉ ngơi nên gần đây lưng càng bị đau nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống thắt lưng, kèm theo các triệu chứng thần kinh tương ứng và ngày càng trẻ hóa.

Vậy điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

- Nội khoa: Là lựa chọn cho đa số các trường hợp thoát vị mới bị, chèn ép thần kinh ít, mức độ đau của người bệnh chưa nhiều. Nội dung điều trị bao gồm nghỉ ngơi, dùng đai lưng hỗ trợ, thuốc giảm đau chống viêm và thuốc giãn cơ, hỗ trợ cột sống.

BS.CKI Hồ Minh Đức – Trưởng Khoa YHCT-PHCN Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp cho biết, hiện tại bệnh thoát vị đĩa đệm chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh. Cụ thể, có nhiều phương pháp như điều trị vật lý trị liệu, sử dụng sóng laser hoặc sóng cao tần cải thiện sự co cứng nhằm giảm tình trạng đau nhức mỗi khi vận động. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị (Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp cũng đang áp dụng phương pháp phẫu thuật điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm), phương pháp này mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên nếu như bệnh nhân phẫu thuật cắt mổ muộn thì hiệu quả mang lại cũng sẽ không được cao.

hinh_1

Phương pháp điều trị bằng siêu âm, điện xung, sóng ngắn kết hợp với kỹ thuật 
xoa bóp vùng và kéo cột sống thắt lưng

 - Phong bế rễ thần kinh: Là phương pháp vừa giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thoát vị cột sống thắt lưng. Khi người bệnh dùng thuốc, châm cứu kéo dãn cải thiện ít, các bác sĩ có thể lựa chọn giải pháp phong bế rễ thần kinh. Dưới sự hướng dẫn của máy chụp tia xquang (C–arm), bác sĩ sẽ tiêm phức hợp thuốc giảm đau chống viêm vào đúng vị trí khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh để “phong bế” cảm giác chèn ép, đau của rễ thần kinh đó. Đây là can thiệp đơn giản, nhanh, người bệnh có thể ra viện trong ngày, chi phí thấp.

- Phẫu thuật: Đây là giải pháp điều trị giải quyết triệt để nguyên nhân (khối thoát vị chèn ép). Có khoảng 10% người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có chỉ định phẫu thuật.

 

pt-ns-tt-day-chang

Phẫu thuật nội soi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ít xâm lấn tại Bệnh viện Tâm Trí.

Chỉ định phẫu thuật:

- Người bệnh được chẩn đoán xác định bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng - cùng, điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đúng phác đồ 3 – 6 tháng không cải thiện.
- Thoạt vị đĩa đệm có hội chứng đuôi ngựa.
- Thoạt vị đĩa đệm có liệt, teo cơ tiến triển.
Cùng với sự phát triển của y học thế giới và khoa học kỹ thuật hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng cho các bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như: nội soi, phẫu thuật can thiệp ít xâm lấn, tạo hình nhân nhày đĩa đệm bằng sóng cao tần, mổ mở lấy thoát vị đặt dụng cụ silicon hỗ trợ… Kết quả phẫu thuật đạt được rất khả quan.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
- Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 30 – 50. Theo thời gian, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, nhân nhầy của đĩa đệm bị khô, mất tính đàn hồi, thoát vị vào trong ống sống, chèn ép dây thần kinh.
- Chấn thương cột sống do tai nạn hoặc lao động nặng, tác động lực mạnh đột ngột làm rách hoặc lệch đĩa đệm.
- Các hội chứng bẩm sinh nơi cột sống như gù, vẹo cột sống, gai cột sống cũng như yếu tố di truyền đặc điểm cột sống yếu từ bố mẹ.
- Tăng cân, béo phì làm tăng sức đè nén lên các đĩa đệm.
- Khuân vác vật nặng, ngồi hàng giờ sai tư thế, tập thể dục và thể thao không đúng cách sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho cột sống, dẫn đến nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng

- Đau cột sống thắt lưng: Đây là triệu chứng xuất hiện ở hầu hết người bệnh có thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên mức độ đau tuỳ từng trường hợp cụ thể. Cơn đau có thể dữ dội kèm co cứng khối cơ cạnh cột sống, nhưng cũng có nhiều trường hợp cơn đau âm ỉ, tăng lên khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế.

- Đau lan chân kiểu rễ: Khi khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh thường sẽ kích thích và biểu hiện cơn đau dọc theo đường đi của rễ thần kinh bị chèn ép. Hay gặp nhất khối thoát vị ở đĩa đệm lưng L45 và L5S1 (đĩa đệm giữa đốt sống lưng số 5 và xương cùng số 1). Vì vậy ba rễ thần kinh thường bị chèn ép là rễ thần kinh L4, L5 và rễ S1. Triệu chứng đau kiểu rễ có thể biểu hiện ở một chân hoặc hai chân và thường khởi phát từ đau lưng rồi cơ đau di chuyển theo rễ thần kinh qua mông xuống đùi, qua gối và xuống cẳng chân.

- Tê bì chân: Thường triệu chứng này xen lẫn với triệu chứng đau chân của người bệnh. Khi tình trạng chèn ép kéo dài càng lâu thì mức độ tê bì chân của người bệnh cũng tăng cao.

- Teo cơ: Đây là triệu chứng biểu hiện giai đoạn muộn của bệnh hoặc khối thoát vị chèn ép lớn, vị trí chèn ép cao vùng cột sống thắt lưng. Khi người bệnh có biểu hiện teo cơ do khối thoát vị chèn ép rễ thần kinh nên ưu tiên phẫu thuật.

- Yếu chân: Đây cũng là một triệu chứng muộn của bệnh. Khi rễ thần kinh bị chèn ép quá nặng hoặc quá lâu, tổn thương gây giảm hoặc mất chi phối vận động của rễ thần kinh đó sẽ xảy đến, biểu hiện người bệnh liệt khối cơ vùng rễ đó chi phối. Hay gặp nhất thường người bệnh bị giảm hoặc mất gấp, duỗi cổ chân, hạn chế nâng đùi nếu thoát vị ở cao.
- Rối loạn cơ tròn: ít gặp, thường bị khi khối thoát vị quá lớn hoặc vị trí thoát vị cao (L23, L34…).

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh rất phổ biến hiện nay, nhất là những người có chế sinh hoạt không hợp lý và ít vận động và để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này chúng ta cần làm những điều sau:

– Giữ tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hàng ngày: Trong quá trình ngồi học tập và làm việc chúng ta cần ngồi đúng tư thế tránh để cột sống vẹo, gù. Tránh mang vác những vật nặng, nhất là những vật nặng mà bê vác ở tư thế lom khom.

– Đối với những người ngồi làm việc văn phòng, làm nhiều giờ liền bên máy tính cần có thời gian nghỉ ngơi sau khoảng 45-60 phút làm việc. Mục đích của việc vận động, giải lao kéo giãn cột sống tránh tạo áp lực nên đĩa đệm cũng như đốt sống cổ.

Có thể bạn quan tâm:
Hệ thống máy C-ARM: Công cụ đắc lực trong phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

-----------------------------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP
Địa chỉ: Số 700, đường 30/4, xã Mỹ Tân,TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 875 993
Website: bvtamtridongthap.com.vn

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ CAO LÃNH
Địa chỉ: Số 01, đường Lê Thị Riêng, Phường 01, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 878 878
Website: bvtamtricaolanh.com.vn

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TÂM TRÍ HỒNG NGỰ
Địa chỉ: Số 12, đường Nguyễn Tất Thành, P.An Thạnh, TP.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 901 000
Website: bvtamtrihongngu.com.vn