Permanent Doctor 096 242 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

Trào ngược dịch mật: Bệnh lý phổ biến và dễ nhầm lẫn

Friday, 15/11/2024, 08:43 GMT+7

Trào ngược dịch mật là một bệnh lý phổ biến khiến nhiều người nhầm lẫn với trào ngược acid dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ tới nhiều biến chứng nguy hiểm như trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét thực quản và thậm chí là ung thư thực quản gây nguy hại tới tính mạng. Vậy nên, việc tìm hiểu về chứng bệnh này là việc cực kỳ cần thiết. Cùng tham khảo bài viết sau để hiểu thêm về chứng bệnh này.

1. Trào ngược dịch mật là gì?

Trào ngược dịch mật là hiện tượng dịch mật trào từ tá tràng lên dạ dày do van môn vị ở giữa dạ dày và tá tràng đóng không kín hoặc đóng mở không đúng lúc. Và khi van tâm vị mở, dịch mật có thể trào lên thực quản từ dạ dày.
Khi dịch mật trào lên sẽ dạ dày gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Trào ngược dịch mật cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy gây trào ngược dạ dày – thực quản.

1

Trào ngược dịch mật là bệnh lý tiêu hóa phổ biến có nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây ra trào ngược dịch mật

Một số nguyên nhân gây nên chứng trào ngược dịch mật thường thấy:
- Do bệnh nhân bị loét vùng dạ dày – tá tràng trước đó
- Là biến chứng sau khi phẫu thuật cắt dạ dày
- Do phẫu thuật túi mật

2
Loét dạ dày – tá tràng là một trong những nguyên nhân của trào ngược dịch mật

3. Triệu chứng trào ngược dịch mật

Triệu chứng của trào ngược dịch mật có thể nhận biết bằng mắt thường với những những dấu hiệu đặc biệt rõ ràng:
- Đau bụng vùng thượng vị, đau tức hoặc đau quặn từng cơn, có cảm giác nóng rát, cồn cào vùng ngực và bụng trên
- Ợ nóng, đắng miệng
- Ho khan, khàn giọng do dịch mật trào ngược lên thực quản từ dạ dày – tá tràng
- Nôn ra chất lỏng màu xanh – vàng đặc trưng, đắng họng, bệnh nhân cảm nhận được mùi tanh trong họng (triệu chứng đặc hiệu gợi ý trào ngược dịch mật)
- Đầy bụng, chậm tiêu và sụt cân bất thường

4. Chẩn đoán trào ngược dịch mật

Bác sĩ thường chỉ định dùng phương pháp nội soi dạ dày, tá tràng để thực hiện chẩn đoán trào ngược dịch mật. Qua nội soi vùng dạ dày, bác sĩ có thể nhìn thấy hình ảnh dịch mật trào lên dạ dày từ tá tràng, từ dạ dày lên thực quản, các đám đọng của dịch mật xung quanh vách dạ dày và thực quản, các tổn thương của dạ dày, thực quản,...

5. Phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu bệnh đơn giản

Dựa vào những nguyên nhân gây ra bệnh, ta có những biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu bệnh tại nhà:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn lượng vừa đủ, không quá no trong mỗi bữa;
- Tránh các thực phẩm giàu chất béo, hành tây, cà chua, giấm, socola, cam quýt và thực phẩm nhiều gia vị, nêm nếm đậm;
- Hạn chế hoặc không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas;
- Không nằm nghỉ ngơi hay ngủ ngay sau khi ăn. Nên nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ sau khi ăn khoảng 60 phút, khi ngủ cần để đầu cao hơn chân khoảng 10 – 15cm;
- Không hút thuốc lá;
- Duy trì cân nặng phù hợp bằng cách tập thể dục hợp lý. Tuy nhiên, chú ý không nên tập các động tác xoắn vặn cơ bụng như thể hình cơ bụng, cầu lông, tennis,... để tránh nguy cơ bệnh trào ngược dịch mật tiến triển nặng hơn;
- Không thức khuya, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng thần kinh và lo âu.

Trào ngược dịch mật là một bệnh lý phổ biến, nhưng có nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu nhận thấy nhiều triệu chứng đáng ngờ, nên đến các cơ sở y tế để tầm soát và chữa trị kịp thời.

Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đáng tin cậy trong khu vực, với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và các trang thiết bị y tế hiện đại. Nếu có nhu cầu cần tư vấn và thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài: 02773.875.993 hoặc Fanpage Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp nhé!


Bác sĩ CKI Trần Văn Chinh - BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp.