Thursday, 05/07/2018, 09:18 GMT+7
Người cao tuổi nếu đột nhiên cảm thấy đau đầu, váng đầu, tê nửa người, ngáp vặt liên tục... thì cần đi khám ngay bởi đây có thể là triệu chứng báo trước khả năng phát sinh tai biến mạch máu não.
Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, số lượng bệnh nhân bị tai biến phải nhập viện tăng cao. Theo các bác sĩ, trời càng nắng nóng, càng dễ gây ra đột quỵ, nhiệt độ càng cao thì mức độ đột quỵ càng nặng. Đặc biệt ở nhiệt độ ngoài trời từ 39 – 40 độ C trở lên thì rất dễ gây đột quỵ não ở người cao tuổi.
Dấu hiệu người có nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng
Ảnh minh họa
Đau đầu
Một cơn đau đầu dữ dội và đột ngột là triệu chứng nặng nhất và cũng khá phổ biến ở những người bị đột quỵ. Người bị đột quỵ thường có cảm giác đau nhói dữ dội trong đầu.
Thân nhiệt tăng cao
Người đi lại hay hoạt động ngoài trời nắng nếu bị đột quỵ, nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 - 41 độ C hoặc cao hơn.
Da đỏ
Khi bị đột quỵ, thân nhiệt tăng cao sẽ dấn tới việc mặt đỏ, đỏ da toàn thân. Đây là dấu hiệu cho thấy người bị đột quỵ ở thể nhẹ, chỉ như bị say nắng.
Tim đập nhanh
Ở người bị đột quỵ, tim thường đập nhanh hoặc loạn nhịp. Khi nhịp tim đập quá nhanh có thể hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này nếu bị vỡ rời, nó có thể đi lạc đến các bộ phận khác và cản trở một động mạch não, gây ra cơn đột quỵ. Dấu hiệu này thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn.
Buồn nôn
Chóng mặt, buồn nôn cũng là một dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Thậm chí, bệnh nhân còn có thể nôn rất nhiều.
Thở dốc
Thân nhiệt tăng kèm theo biêu hiện thở dốc, hơi thở yếu là biểu hiện rõ nét của đột quỵ do nắng.
Cách phòng ngừa đột quỵ trong ngày nắng nóng
Người bị đột quỵ do nắng nóng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.
Để đề phòng đột quỵ, người cao tuổi cần lưu ý:
Ảnh minh họa
- Những người cao tuổi, sức yếu, có bệnh tim mạch, đã từng bị đột qụy thì không ra ngoài nắng sau 10 giờ sáng, không làm việc hoặc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói và khát ở ngoài trời nắng.
- Nếu dùng điều hòa nhiệt độ thì nên để nhiệt độ ở khoảng 26 - 28oC. Còn không dùng điều hòa thì làm mát nhà ở bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng với bên ngoài, bật quạt mát.
- Bạn cần uống nước thường xuyên để tránh mất nước. Các loại nước uống tốt vừa giải nhiệt vừa bù muối là nước trái cây, nước canh, nước rau, dung dịch oresol.
- Hình thành thói quen sống lành mạnh, không bia rượu thuốc lá, tập thể dục đều đặn... Ngoài ra nên chú ý kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể, giữ huyết áp và đường huyết ở mức ổn định.