![]() |
Nhiễm trùng đường ruột, làm sao để nhận biết và có nguy hiểm không? Thứ bảy, 30/03/2024, 09:09 GMT+7 Nhiễm trùng đường ruột (hay còn gọi là nhiễm trùng tiêu hóa) là bệnh rất dễ mắc do tiếp xúc với nguồn nước và thực phẩm bẩn. Tại Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp mỗi tháng bình quân có hàng chục ca mắc và hầu hết bệnh nhân không biết mình đã bị nhiễm trùng đường ruột. * Bài viết được tư vấn chuyên môn từ Bác sĩ CKI Nguyễn Thái Pháp - Khoa nội BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp. Trường hợp của bệnh nhân N.T.K (Nữ, sinh năm 1965, cư ngụ tại Tp.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) là một ví dụ điển hình trong rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột mà không hề hay biết. Bà N.T.K đau bụng, tiêu lỏng nhiều lầntrong ngày, có đi khám ở phòng mạch và uống thuốc nhiều ngày nhưng không khỏi. Qua ngày thứ 2 mới nhập việnBệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp, trong tình đau bụng vùng thượng vị quặng từng cơn kèm tiêu phân lỏng nhiều lần, không máu kèm nôn ra thức ăn bệnh không giảm. Qua thăm khám, xét nghiệm máu và làm các cận lâm sàng, bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột kèm nhiều bệnh nền: tăng huyết áp, ngoại thu tâm thất, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, tăng men gan…Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục sức khỏe hoàn toàn và được xuất viện. Vậy làm sao để nhận biết bản thân bị nhiễm trùng đường ruột? Nhận biết mình đang bị nhiễm trùng đường ruột để điều trị kịp thời, vì tính chất nghiêm trọng của bệnh này dẫn đến các biến chứng như: Xuất huyết đường ruột khiến cho mức độ nhiễm trùng trở nên vô cùng nghiêm trọng, bị hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại trực tràng, mất nước nghiêm trọng do tiêu chảy, nặng nhất có thể dẫn đến tử vong… đồng thời xác định được nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh. Căn cứ vào các dấu hiệu sau đây để nhận diện bệnh nhiễm trùng đường ruột:
Bệnh có nguy hiểm không? Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả thì có thể gây ra những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, bệnh này hoàn toàn phòng ngừa được với các biện pháp như:
Điều trị nhiễm trùng đường ruột như thế nào? Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 2-7 ngày, nếu tình trạng nặng, có thể kéo dài hơn 10 ngày. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm, thông thường là xét nghiệm mẫu phân. Người bệnh có thể phải nằm viện để truyền dịch, sử dụng thuốc kháng sinh và sử dụng các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Đặc biệt, bệnh nhân là trẻ em thì phải chăm sóc thật cẩn thận. Điều quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đó là: phải luôn vệ sinh sạch sẽ, uống thật nhiều nước để tránh nhiễm trùng, không sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác, khử trùng nguồn bệnh dễ lây lan, đảm bảo vệ sinh nguồn nước sử dụng hàng ngày,... Việc ăn nhiều rau củ, quả, bổ sung các loại chất béo, chất đạm, tinh bột,... là việc làm vô cùng cần thiết cho quá trình hồi phục nhanh chóng. Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột bằng những biện pháp nào? Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh gặp ở tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay giới tính. Do đó, phải có biện pháp thích hợp để phòng ngừa nhiễm căn bệnh này:
Có thể bạn quan tâm các bài viết sau: Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân và hướng điều trị Để biết thêm thông tin về những vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ: BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ CAO LÃNH BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TÂM TRÍ HỒNG NGỰ Người viết : Thành Tín
|
Copyright © 2016 Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp | ![]() |