Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Những dấu hiệu nhận biết ung thư đường tiêu hóa

Thứ sáu, 30/12/2022, 07:50 GMT+7

*Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Chinh - Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp.

Theo thống kê, Việt Nam đứng vị trí thứ hai trên thế giới về tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Trong đó ung thư dạ dày chiếm 9,8%, ung thư đại trực tràng chiếm 9%, đây là những loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên những dấu hiệu của ung thư tiêu hóa thường mơ hồ, khó chẩn đoán và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác dẫn đến người bệnh rất chủ quan.

Sơ đồ về hệ thống tiêu hóa (Nguồn Internet)

1. Thực trạng

Ung thư tiêu hóa ngày nay không những diễn ra ở người già mà ngay cả ở giới trẻ có chế độ ăn uống không lành mạnh cũng dẫn đến những hệ lụy tiềm ẩn về đường tiêu hóa. Sau đây là một vài minh chứng về các bệnh nhân có những dấu hiệu liên quan tới hệ tiêu hóa.

Trường hợp của anh L.V.T (47 tuổi, Hải Phòng) đi khám bệnh, anh này có triệu chứng tiêu phân nát có nhầy mũi, kèm theo đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn. Kết quả nội soi đại tràng chẩn đoán anh T bị Ung thư đại tràng ngang và nghi ngờ di căn gan.

Bệnh nhân L. L. A (50 tuổi, ở Bắc Ninh) có triệu chứng đau bụng vùng hạ vị, quặn từng cơn sau khi ăn đồ ăn lạ. Tuy nhiên bệnh nhân này không có triệu chứng nôn, sốt và không sụt cân. Bệnh nhân L.L.A nhiều năm nay chỉ đau thi thoảng nhưng đợt này tần suất đau nhiều hơn, đến khi Bác sĩ thăm khám, nội soi đại trực tràng phát hiện bị ung thư đại tràng ngang.

Và thêm một nhân chứng cho bệnh ung thư đại trực tràng xuất hiện ở giai đoạn sớm và được điều trị kịp thời. Điển hình đó là bệnh nhân P.Đ.Đ (54 tuổi, Thanh Hóa), anh Đ không có triệu chứng gì bất thường, chỉ khi anh kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm và được Bác sĩ tư vấn nội soi dạ dày – đại trực tràng mới phát hiện ra ở đại tràng trái có polyp lớn. Bác sĩ đã tiến hành cắt polyp thông qua nội soi và kết quả là “Loạn sản độ cao” (tiền ung thư hay ung thư sớm). Rất may anh Đ đã được phát hiện và cắt bỏ hoàn toàn tổn thương ở giai đoạn tiền ung thư, tránh trở thành ung thư tiến triển.

Ung thư đường tiêu hóa có thể chia thành hai nhóm:

  • Nhóm một: Ung thư đường tiêu hóa trên bao gồm ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
  • Nhóm hai: Ung thư đường tiêu hóa dưới bao gồm ung thư đại tràng, trực tràng,…

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư tiêu hóa

Như vậy sau khi đúc kết lại từ những trường hợp trên. Dưới đây là một vài dấu hiệu thông thường để nhận biết về ung thư tiêu hóa:

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: trọng lượng cơ thể trong một đến 2 tháng sụt cân nhanh chóng, giảm xuống 5-7 kg nhưng vẫn ăn uống ở chế độ bình thường như mọi khi. Đó cũng là một phần dấu hiệu giảm cân chưa rõ nguyên nhân do đâu.
  • Có triệu chứng đau bụng: bụng có triệu chứng đau âm ỉ, tần suất đau nhiều lần trong ngày hoặc đau bụng quặn, đau theo từng cơn.
  • Suy nhược cơ thể hoặc mệt mỏi (đôi khi có thể do thiếu máu): đây là triệu chứng thường xảy ra rất phổ biến nhưng chúng ta rất lơ là và hay bỏ quên dấu hiệu này. Cơ thể sẽ có triệu chứng mệt mỏi, uể oải, người lừ đừ, tay chân nhấc lên nặng nề hoặc khó nhấc
  • Phân có triệu chứng bất thường như: đi ngoài nhiều lần, táo bón, tiêu chảy, phân có máu, màu đen hoặc hắc ín,…, kích thước phân khác lạ (phân dẹt)

dau-bung-kho-chiu

​Đau bụng là triệu chứng cơ bản của ung thư đường tiêu hóa

  • Đầy hơi và khó tiêu: cơ thể có triệu chứng như bụng phình to, cảm giác ì ạch, khó chịu ngay cả khi bạn đã ăn xong rất lâu. 
  • Vùng thượng vị bị đau tức: là ranh giới từ rốn trở lên đến phía dưới xương ức 
  • Buồn nôn và nôn ói: bị nôn, ói nhiều lần trong ngày
  • Ợ chua, ợ nóng: thường ợ chua, ợ nóng nhiều lần trong ngày, hay biểu hiện vào buổi sáng (Đây có thể dấu hiệu về nhiễm HP trong dạ dày hoặc viêm loét dạ dày)
  • Có triệu chứng đau họng, nuốt đau, khó nuốt, nuốt nghẹn: đây có thể là một trong số biểu hiện về ung thư thực quản.

3. Làm gì để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa?

Dưới đây là một số cách phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa hiệu quả

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, trái cây. Giảm chất béo. Hạn chế đồ chua cay nóng, chất kích thích, chiên rán nướng, đồ ăn công nghiệp, rượu bia. Bỏ thuốc lá.
  • Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp bạn rèn luyện sức khỏe mà còn giúp bạn có một vóc dáng cân đối, hạn chế nguy cơ bệnh tật.
  • Khám ngay khi có triệu chứng bất thường như: Chán ăn, đầy bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân; Đại tiện phân nhỏ dẹt, phân máu, táo bón hoặc tiêu chảy, …
  • Tầm soát ung thư đường tiêu hóa (họng, dạ dày, trực tràng, đại tràng,…) định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín hoặc khi cơ thể chưa có các dấu hiệu nói trên. 

Nội soi là một trong tầm soát ung thư đường tiêu hóa hiệu quả

4. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp đã có gói khám chuyên về “Tầm soát ung thư tiêu hóa”. Với gói khám này:

Trước tiên, các y Bác sĩ sẽ thăm khám và xem tình trạng thực tế của khách hàng tại thời điểm khám. Từ đó sẽ có phương pháp, chỉ định phù hợp với từng đối tượng.

Sau khi có tất cả các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó có thể đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện tại của khách hàng. Và từ đó đưa ra nhận định để bệnh nhân nhận biết những điều cần lưu ý về bệnh ung thư đường tiêu hóa và có các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh một cách có hiệu quả.

Chi tiết các gói khám, Quý khách vui lòng liên hệ:

Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp
Địa chỉ: Số 700, Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp
Tổng đài: 02773 875 993
Email: cskh.dt@tmmchealthcare.com

Website: www.bvtamtridongthap.com.vn

Fanpage: facebook.com/bvtamtridongthap

Huỳnh Thị Mỹ Kim

Phòng Kinh Doanh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp

 


Giới hạn tin theo ngày :