Permanent Doctor 096 232 1155
Emergency Hotline 02773 895 115
banner
mekong
Mekong Starup

Các thông tin cần biết về bệnh dại

Friday, 19/05/2023, 14:01 GMT+7

1. Thông tin chung

1.1. Đặc điểm của bệnh dại:

  • Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây truyền giữa người và động vật.
  • Bệnh dại đã được phát hiện ở chó, mèo, chuột, cáo, khỉ, chồn, ngựa, lợn, trâu, bò…. Và người. Khi bị dại là hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại.

1.2. Tác nhân gây bệnh dại: 

Tác nhân gây bệnh dại là Virus dại (RhabdoVirus) thuộc họ Rhabdoviridae giống LyssaVirus.

2. Dịch tễ học:

Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một loại bệnh có độ phổ biến rộng khắp toàn thế giới.

Mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người bị các súc vật bị dại hoặc nghi bị dại cắn. Các trường hợp này phải điều trị dự phòng bằng Vaccin. Thống kê, có khoảng 60.000 – 70.000 chết do bệnh dại. 

Ở Việt Nam, bệnh dại được lưu hành và có mặt ở hầu hết các tỉnh thành phố. Mỗi năm theo thống kê báo cáo có khoảng 70 đến 100 ca tử vong do bệnh dại.

3. Phương thức lây truyền và đối tượng nguy cơ

3.1. Phương thức lây truyền:

Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách vào cơ thể. Từ đó, virus đi theo dây thần kinh vào các hạch và thần kinh trung ương. Khi đến thần kinh trung ương Virus sinh sản rất nhanh rồi theo thần kinh ra tuyến nước bọt.

Ở thời điểm này, thần kinh của vật chủ chưa bị tổn thương đáng kể. Nhìn bên ngoài, con vật vẫn trong trạng thái bình thường nhưng trong nước bọt đã có virus dại.

Dần về sau, Virus dại sẽ hủy hoại dần các tế bào thần kinh dẫn đến xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh.  

Description: Chủ quan không tiêm phòng dại: cái chết được báo trước

3.2. Đối tượng nguy cơ:

  • Nhân viên làm việc tại các phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất huyết thanh dại.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với động vật như: bác sĩ thú y, người canh giữ và chăm sóc thú, thợ săn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ.
  • Người đi du lịch hoặc di chuyển đến vùng có dịch bệnh dại trên súc vật.

4. Lâm sàng:

  • Giai đoạn tiền triệu chứng thường diễn ra từ 1-4 ngày đầu sau khi bị nhiễm virus dại. Biểu hiện thường là cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mõi, khó chịu kèm theo cảm giác tê và đau tại vết thương nơi Virus xâm nhập.
  • Giai đoạn viêm não sẽ xuất hiện các biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió. Ngoài ra, còn có các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp.
  • Bệnh tiến triển theo hai thể : lệt kiểu hướng thượng và thể cuồng.
  • Bệnh thường kéo dài 2-6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.

5. Chẩn đoán:

  • Chẩn đoán bằng triệu chứng chủ yếu tập trung vào những biểu hiện lâm sàng đặc biệt như sợ nước, sọ gió, sợ ánh sáng cùng với đó là các yếu tố dịch tễ có liên quan.
  • Bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não hoặc phân lập Virus trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào.
  • Ngày nay với kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của Virus dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.

6. Phòng bệnh:

  • Biện pháp dự phòng.
  • Tiêm chủng.

6.1. Biện pháp dự phòng:

  • Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe:
    • Cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh dại.
    • Phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc (xử lý vết thương khi bị súc vật cắn, rửa ngay thật kỷ bằng vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối và bôi chất sát trùng để làm giảm lượng Virus tại vết cắn). 
  • Phối hợp Thú Y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch, nơi xảy ra bệnh dại ở súc vật, những nơi mua bán súc vật như chó, mèo…
  • Tiêm phòng cho vật nuôi.

6.2. Tiêm chủng:

  • Tiêm Vaccin
    • Tiêm Vacxin trước khi phơi nhiễm cho đối tượng nguy cơ.
    • Tiêm Vaccin cho đối tượng bị phơi nhiễm.
  • Tiêm huyết thanh dại.

7. Chú ý: 

  • Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.
  • Bệnh dại có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị dự phòng.
  • Bệnh dại có huyết thanh và Vacxin phòng bệnh.

Hiện tại phòng tiêm ngừa Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đang có Vacxin  và huyết thanh tiêm ngừa bệnh dại. 

                

     Bác sĩ Phạm Minh Tú

Phòng tiêm ngừa BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp

 

TAG:
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet