Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115

Bệnh dài mỏm trâm

Thứ năm, 06/12/2018, 09:35 GMT+7

Vừa qua, Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp đã phẫu thuật một trường hợp bệnh tương đối hiếm gặp đó là Dài mỏm trâm. Để tìm hiểu rõ thêm về căn bệnh này, mời quý vị và các bạn tham khảo bài viết của Thạc sĩ.Bs Trần Duy Phong, chuyên khoa Tai-Mũi-Họng Bệnh viện Tâm Trí.

Mỏm trâm là mỏm xương một đầu gắn vào xương thái dương. Chiều dài mỏm trâm bình thường là khoảng dưới 2,5cm, nếu trên 3cm thì được gọi là mỏm trâm dài. Khi mỏm trâm dài ảnh hưởng đến chức năng gây khó chịu thì can thiệp phẫu thuật.

Giải phẫu: Mỏm trâm là một xương nhỏ dài thuộc phần xương  thái dương, nằm phía sau tai. Kích thước thông thường 20-25 mm. Tính trạng dài mỏm trâm thì hiếm gặp.

momtram-ctscan-web_1

Hình chụp CT scan trên bệnh nhân bị dài mỏm trâm

Triệu chứng: Bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ, kéo dài, nuốt vướng bên họng. Khi nuốt cảm giác đau lan lên tai. Đặc biệt, bệnh nhân sau khi cắt amidan, cảm giác đau này càng nhiều hơn.

Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng bệnh và chụp phim x-quang, CT dựng hình và đo kích thước mỏm trâm (dài > 25 mm).

Điều trị: Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu trên hãy đến khám tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp – Khoa TMH để được khám và chụp hình. Việc phẫu thuật cắt mỏm trâm sẽ được tiến hành nhẹ nhàng, có thể xuất viện trong ngày.

Video clip nội soi bệnh nhân bị dài mỏm trâm

Thạc sĩ.BS Trần Duy Phong



Giới hạn tin theo ngày :