Thứ bảy, 10/12/2022, 08:34 GMT+7
Ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư phổ biến hiện nay. Các biểu hiện của ung thư dạ dày tương đối giống với các loại bệnh dạ dày thông thường nên việc nhầm lẫn và phát hiện trễ là rất nguy hiểm. Giống với các loại ung thư khác thì ung thư dạ dày khi tiến triển nặng sang các giai đoạn cuối thì gần như mất đi cơ hội điều trị. Vậy nên, việc phát hiện sớm các nguy cơ là điều cần thiết để kịp thời phòng và trị bệnh.
Nắm bắt được các giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày sẽ giúp người bệnh theo sát được mức độ nguy hiểm của bệnh. Từ đó, có được tâm lý ổn định sẵn sàng trước các phương pháp điều trị kéo dài cơ hội sống.
Phát hiện sớm ung thư dạ dày ở những giai đoạn đầu sẽ giúp tăng cơ hội điều trị.
Ung thư dạ dày sẽ phát triển qua 5 giai đoạn cơ bản:
Ở các giai đoạn đầu của ung thư, cơ thể thường sẽ không xuất hiện các triệu chứng rõ rệt nào. Từ đó cản trở quá trình điều trị bệnh, bởi khi càng tiến đến các giai đoạn sau thì khả năng điều trị khỏi bệnh sẽ giảm dần, thậm chí là không còn.
Chính vì sự nguy hiểm trong quá trình phát triển của ung thư mà ta thấy được tầm quan trọng của phát hiện sớm các nguy cơ cũng như khả năng mắc ung thư dạ dày. Mặc dù, ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của ung thư dạ dày không quá rõ ràng, thế nhưng có thể dựa vào những nguyên nhân và triệu chứng đặc thù để nghi ngờ bệnh. Bên cạnh đó, các phương pháp chẩn đoán bệnh qua xét nghiệm, CT, MRI có thể giúp đưa ra kết luận bệnh chính xác.
Đầu tiên để xác định và nghi ngờ ung thư dạ dày, chúng ta có thể tìm hiểu từ các nguyên nhân cơ bản có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày. Bởi, ung thư dạ dày thường có tác nhân từ những tác động bên ngoài như bệnh lý khác, chế độ ăn uống,...
Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố có thể gây nên ung thư dạ dày
Viêm dạ dày mạn tính:
Người có tiền sử mắc viêm dạ dày mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Tình trạng viêm dạ dày kéo dài thường sẽ dẫn tới viêm teo mạn tính thành niêm mạc dạ dày. Kế tiếp có thể xuất hiện các biến đổi dị sản, loạn sản của tế bào dạ dày từ nhẹ tới nặng. Cuối cùng có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt:
Được xem là tác động chính ảnh hưởng đến các hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa, thói quen ăn uống có thể làm xuất hiện các bệnh lý về dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Người thường xuyên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều nitrat và nitrit như dưa muối, cá ướp muối, thịt xông khói,... sẽ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người ăn nhiều rau, củ, quả tươi giàu các loại vitamin, chất xơ.
Bên cạnh đó, người ăn nhiều chất béo, có tiền sử béo phì cũng có nguy cơ cao với ung thư dạ dày. Ở người nghiện thuốc lá, ngoài phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì khả năng dẫn đến ung thư dạ dày cũng chiếm tỉ lệ cao.
Người mắc virus HP, EBV:
Virus HP hay Helicobacter pylori và virus Epstein-barr là hay loại virus có khả năng gây nên ung thư dạ dày cao. Chính vì vậy, với người mắc một trong hai loại virus trên cũng mang khả năng mắc ung thư dạ dày.
Nhân khẩu học:
Với các yếu tố nhân khẩu học như tuổi, giới tính cũng có khả năng mắc ung thư dạ dày khác nhau. Về giới tính, tỉ lệ nam giới mắc ung thư dạ dày cao hơn nữ giới. Về độ tuổi, người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư dạ dày càng cao.
Bên cạnh đó, nhóm máu và gen di truyền cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đáng sợ này.
Mặc dù, ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt và phát bệnh âm thầm, người bệnh vẫn có thể dựa trên những thay đổi khác lạ của cơ thể để nghi ngờ bệnh. Bởi mỗi người sẽ hiểu rõ nhất về những thay đổi dù nhỏ nhất của cơ thể nếu để tâm quan sát. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có những triệu chứng cơ bản sau:
Đau bụng, khó chịu là những triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày.
Cách phát hiện ung thư dạ dày sớm và chính xác nhất là thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng. Khi nghi ngờ mắc bệnh, các phương pháp chẩn đoán chuyên khoa như nội soi, xét nghiệm, chụp CT,... sẽ giúp xác định chuẩn xác bệnh ung thư dạ dày hay các bệnh dạ dày khác.
Tùy vào tình trạng ở mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện phương pháp cận lâm sàng nào. Vì vậy, khi nghi ngờ mắc ung thư dạ dày, người bệnh hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên môn và đầy đủ các thiết bị chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể tình trạng và chỉ định khi thật sự cần thiết.
Nội soi là một trong những phương pháp tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả.
Mặc khác, việc khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng, thực hiện các cận lâm sàng cần thiết là điều mà mỗi chúng ta nên làm. Phát hiện bệnh sớm ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giúp khả năng được điều trị dứt điểm cao hơn.
Ngoài việc cần phát hiện sớm bệnh thì phòng bệnh sẽ là phương pháp hiệu quả nhất. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh với các nguyên nhân như đã kể trên, việc phòng bệnh từ cách thay đổi chế độ dinh dưỡng sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.
Ung thư dạ dày tiến triển nhanh và thầm lặng, khi các triệu chứng ngày càng rõ rệt sẽ càng mất đi cơ hội điều trị. Việc phát hiện sớm ung thư dạ dày là điều cần thiết và quan trọng.