Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Cảm cúm: Nguyên nhân và cách phòng bệnh

Thứ bảy, 02/12/2023, 08:57 GMT+7

1. Định nghĩa Cúm:
Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, thuộc nhóm B trong luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Do tính lây lan nhanh và gây thành dịch nên bệnh cúm rất nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: đại dịch, dịch nhỏ ở địa phương và các trường hợp tản phát. Trong các mùa dịch cúm, bệnh lan truyền nhanh trên thế giới và gây nên gánh nặng kinh tế và chăm sóc y tế như nghỉ việc do bị bệnh. Bệnh nặng và tử vong xảy ra chủ yếu ở nhóm người có nguy cơ cao như người già, trẻ em và người mắc bệnh mạn tính. Đa số các trường hợp tử vong xảy ra ở người già trên 65 tuổi. Lịch sử đã trải qua các vụ đại dịch cúm như sau:
      + Cúm Nga – Châu Á xảy ra năm 1889 – 1890 gây tử vong 1 triệu người.
      + Cúm Tây Ban Nha xảy ra năm 1918 – 1920 gây tử vong 40 triệu người do type Virus H1N1.
       + Cúm Châu Á xảy ra năm 1957 – 1958 gây tử vong 1 đến 1,5 triệu người do type Virus H2N2.
       + Cúm Hồng Kông xảy ra năm 1968 – 1969 gây tử vong 0,7 đến 1 triệu người do type Virus H3N2.
Có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm trẻ em từ 5-9 tuổi. Tuy nhiên, trẻ dưới 2 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong cao. Dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh ở các vùng ôn đới. Còn ở vùng nhiệt đới, dịch bệnh xảy ra vào mùa mưa hoặc bất kỳ thời điểm nào trong năm.
1
Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp
2. Tác nhân gây bệnh
Virus cúm thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 týp A,B và C. Vỏ virus bản chất là glycoprotein bao gồm 2 kháng nguyên: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) và kháng nguyên trung hòa N (Neuraminidase). Có 15 loại kháng nguyên h (H1- 15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-9). Những cách tổ hợp của 2 loại kháng nguyên này tạo nên các phân týp khác nhau của virus cúm A. Hai kháng nguyên này, nhất là kháng nguyên H luôn luôn biến đổi trong quá trình lưu hành của virus cúm A. Đại dịch cúm trên toàn cầu do những phân týp kháng nguyên mới này gây nên.
2_virut
Ảnh minh họa virus bệnh cúm
3. Nguồn lây truyền:
Ổ chứa: virus cúm A có khả năng gây nhiễm các loài động vật có vú (lợn, ngựa), các loài chim và gia cầm. Tất cả các týp virus cúm A tồn tại trong quần thể chim nước hoang dại. Virus cúm B và C thì chỉ gây bệnh ở người.
4. Hình thức lây truyền:
Bệnh cúm có khả năng lây truyền rất cao và nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khia giọt nhỏ qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus Cúm qua ho, hắt hơi. Khi tiếp xúc trực tiếp, tỷ lệ lây lan sẽ càng mạnh. 
5. Triệu chứng lâm sàng:
Người nhiễm cúm có biểu hiện: sốt, đau đầu, đau cơ, đau họng, hắt hơi và ho. Ho thường nặng và kéo dài, có thể kèm theo các triệu chứng của đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Đối với trẻ em, người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính triệu chứng có thể biểu hiện nặng hơn như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não và có thể diễn biến nặng hơn dẫn đến tử vong.
6. Chẩn đoán phân biệt:
Các bệnh đường hô hấp do virus cúm gây rất khó phân biệt với các bệnh do các tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp. Do đó, để phát hiện cúm thường dựa vào đặc điểm và dịch tễ học
7. Xét nghiệm chẩn đoán:
- Loại bệnh phẩm : dịch ngoáy họng, mũi, dịch tiết hay rửa mũi họng.
- Phương pháp xét nghiệm: chẩn đoán cúm gồm nuôi cấy virus, chẩn đoán huyết thanh học, xét nghiệm phát hiện kháng nguyên, phản ứng chuỗi men RT-PCR và miễn dịch huỳnh quang.
8. Các biện pháp phòng bệnh:
8.1  Biện pháp dự phòng:
- Giáo dục người dân và nhân viên y tế về vệ sinh cá nhân, đặc biệt về đường lây truyền do ho, hắt hơi, tiếp xúc.
- Tiêm phòng vaccin là biện pháp chủ yếu để phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm.
3_tiem_ngYa
Tiêm phòng vaccin là biện pháp chủ yếu để phòng bệnh cúm
8.2  Đối tượng nguy cơ cao cần ưu tiên tiêm cúm:
- Người lớn tuổi và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, người mắc các bệnh mãn tính.
- Phụ nữ có thai.
- Những người  tiếp xúc với người bệnh như: nhân viên y tế, người sống chung nhà.
8.3  Biện pháp chống dịch:
- Báo cáo cho cơ quan y tế tại địa phương.
- Cách ly: nên cách ly bệnh nhân  bị cúm vào phòng riêng trong thời gian 5-7 ngày đầu của bệnh.
- Sát khuẩn.
- Điều tra quản người lành mang virus, người tiếp xúc,nguồn lây nhiễm.
 
*GHI CHÚ: Tại phòng tiêm ngừa bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp có đủ vaccin tiêm ngừa Cúm cho Trẻ từ 06 tháng tuổi, người lớn, và phụ nữ mang thai.  Vaccin cúm tứ giá: Vaxigrip tetra (Pháp), Ifluvac tetra, Gc Flu Quadrivalent.
Cùng với Vaccin Cúm Phòng tiêm ngừa luôn có các loại vaccin tiêm cho các đối tượng khác:
- Trẻ sơ sinh: BCG, Viêm gan sơ sinh, Immuno.
- Trẻ em và người lớn : Hexaxim, Infanrix hexa, Rotarix, Rotateq, Rotavin, Synflorix, Prevenar 13, Imojev, Jeev, MMRII, Priorix, Varivax, Varilrix, Variccella, Avaxim, Havax, Menactra, Typhim Vi, morcvax, Gardasil, Gardasil 9, Vat, TD, Tetraxim, Sar, Verorab, Abhayrab.
                                                                                                                                   BS PHẠM MINH TÚ
                                                                                                                                   KHOA KHÁM BỆNH – PHÒNG TIÊM NGỪA


Giới hạn tin theo ngày :