Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Cấp cứu đột quỵ tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp

Thứ ba, 18/07/2023, 15:47 GMT+7

Theo các số liệu thống kê, đột quỵ là một trong những bệnh lý về thần kinh phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và các trang thiết bị y tế hiện đại có thể cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, đảm bảo kịp thời trong “giờ vàng”.

* Bài viết được tư vấn chuyên môn từ Bác sĩ CKI Lê Quốc Nam - Bác sĩ Khoa Nội BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp

Theo các số liệu thống kê cho thấy, đột quỵ là một trong những bệnh lý về thần kinh phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và các trang thiết bị y tế hiện đại có thể cấp cứu bệnh nhân đột quỵ, đảm bảo kịp thời trong “giờ vàng”.

1. Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ

Theo các nghiên cứu, trong 3-6 giờ đầu tiên là thời điểm tốt nhất để thực hiện cấp cứu, can thiệp cho người bệnh bị đột quỵ sau khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đột quỵ đầu tiên như méo miệng, lệch một bên mặt, nói ngọng, khó nói, đau đầu, choáng váng,…

Trong một số trường hợp, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ có thể kéo dài đến 6 hoặc 24 giờ. Tuy nhiên, bệnh nhân nên được can thiệp càng sớm càng tốt. Cứ mỗi phút trôi qua, khoảng 2 triệu tế bào thần kinh của bệnh nhân đột quỵ bị chết. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc cấp cứu đột quỵ trong “giờ vàng” để giúp bệnh nhân không rơi vào tình trạng hôn mê, tàn phế hay thậm chí là tử vong.

Do đó, cấp cứu bệnh nhân đột quỵ trong giờ vàng cũng phải “chạy đua với thời gian” để cứu sống người bệnh, đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra như lú lẫn, yếu liệt nửa người, mất khả năng vận động,…

Cấp cứu đột quỵ trong thời gian vàng

2. Cần làm gì khi xảy ra dấu hiệu của đột quỵ ?

Nếu nhận thấy có các triệu chứng đột quỵ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong thời gian chờ cấp cứu, chúng ta nên:

- Đỡ người bệnh nằm xuống để tránh bị chấn thương, bị ngã. Tốt nhất là nằm nghiêng một bên với đầu nâng lên cao, để phòng trường hợp bệnh nhân bị tắc đường thở khi nôn ói. Trong trường hợp bệnh nhân nôn hoặc chảy dãi, cần làm sạch để người bệnh dễ thở.

- Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê, cần kiểm tra hơi thở xem người bệnh có bị khó thở hay ngừng thở không. Nếu khó thở, hãy nới lỏng quần áo. Nếu ngừng thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.

- Tuyệt đối không bấm huyệt, cạo gió, trích máu,...

- Tuyệt đối không tự ý ăn, uống hoặc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

- Tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, chỉ nên di chuyển bằng xe cứu thương hoặc ô tô.

Những việc cần làm khi xảy ra dấu hiệu của đột quỵ

3. Cấp cứu đột quỵ tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp

Với sứ mệnh luôn hướng về người bệnh của mình, tập thể y bác sĩ tại Tâm Trí Đồng Tháp thấu hiểu hơn ai hết sự quan trọng của cấp cứu đột quỵ. Vì từng giây từng phút trôi qua là hàng triệu tế bào thần kinh của bệnh nhân đột quỵ bị chết đi. Vậy nên, đơn vị cấp cứu đột quỵ tại BVĐK được thành lập để đáp ứng nhu cầu điều trị và cấp cứu kịp thời cho người dân địa phương, rút ngắn thời gian cho bệnh nhân khi không phải chuyển đi các tuyến trên.

Tại Tâm Trí Đồng Tháp, đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, đã được đào tạo chuyên nghiệp trong việc xử lý những trường hợp cấp cứu đột quỵ; các trang thiết bị chẩn đoán, xét nghiệm hiện đại xác định được nguyên nhân, hỗ trợ nhanh chóng trong việc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ. Đặc biệt, Trung tâm Hồi sức Chống độc – ICU của Tâm Trí Đồng Tháp có đội ngũ y bác sĩ và trang thiết bị hồi sức tối ưu giúp bệnh nhân hồi phục tốt, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Hiện nay, tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp có thể cấp cứu đột quỵ mang lại sự sống và hồi phục chức năng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, đa số các trường hợp đột quỵ không được cấp cứu kịp thời do đến muộn (sau thời gian vàng là < 4,5h khi phát hiện triêu chứng đột quỵ) dẫn đến việc người bệnh gặp phải các biến chứng nặng nề. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc tầm soát sớm đột quỵ cũng như cấp cứu đột quỵ trong giờ vàng đối với việc bảo vệ sức khỏe và tính mạng mỗi người.

Để được tư vấn và thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài: 02773.875.993. 


Thành Tín

Giới hạn tin theo ngày :