Thứ sáu, 10/06/2016, 07:18 GMT+7
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp
Chương trình
Tầm soát miễn phí bệnh trĩ.
Là một bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên với tâm lý e ngại đi khám nên nhiều người chưa được khám và điều trị đúng mức, gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Nhằm tạo cơ hội cho người dân trên địa bàn được khám, chẩn đoán xác định và tư vấn điều trị về bệnh trĩ. Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp triển khai chương trình: “Tầm soát miễn phí bệnh trĩ”.
– Thời gian thực hiện: từ 15/06/2016 đến hết 15/07/2016. Vào các buổi chiều (từ 13h00 đến 16h30) trong tuần từ Thứ hai đến Thứ bảy.
– Gói khám miễn phí hoàn toàn bao gồm khám lâm sàng và nội soi bằng ống soi mềm để chẩn đoán.
– Đối tượng: bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh trĩ như: đi cầu ra máu, có búi trĩ ở hậu môn, rối loạn đi cầu (phân nhày, ra máu, táo bón)…
Quý khách vui lòng đăng ký qua số điện thoại 0673.875.993 hoặc trực tiếp tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp số 700, QL30, xã Mỹ Tân, TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp.
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH TRĨ
Tại sao bạn bị mắc bệnh trĩ ?
- Do ngồi lâu, đứng lâu, khiêng, vác vật nặng, tập thể thao nặng như đẩy tạ, đánh tennis…
- Ăn, uống nhiều các chất kích thích như rượu, bia, ớt.
- Ăn ít thức ăn có nhiều chất xơ như rau, trái cây.
- Uống ít nước gây táo bón.
- Mập phì, phụ nữ có thai, ho kéo dài...
Tác hại của bệnh trĩ là gì ?
● Gây khó khăn trong sinh hoạt đại tiện, không tự chủ được, nếu ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến triệu chứng chảy máu khi đi tiêu.
● Làm đảo lộn thói quen sinh hoạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, cũng như tâm lý người bệnh.
● Tắc nghẹt búi trĩ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu vùng hậu môn, nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng máu, viêm nhiễm ở nhiều mức độ khác nhau như áp xe hậu môn.
● Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dễ bị thiếu máu trầm trọng.
● Nứt, rách vùng hậu môn sẽ dễ bị vi khuẩn từ phân và nước tiểu tấn công do búi trĩ lòi hẳn ra ngoài trong thời gian dài. Những vi khuẩn và độc tố này sẽ xâm nhập ngược vào cơ thể gây nhiễm trùng máu.
● Mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh, đau đầu, suy giảm trí nhớ, đau nhức vùng lưng dưới, gây rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, dễ ngất xỉu.
● Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt vợ chồng.
● Nữ giới mắc bệnh trĩ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa. Đặc biệt ảnh hưởng nặng nề nhất là trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con, do đó phụ nữ trước khi mang thai cần có các biện pháp phòng tránh, cảnh giác các nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
● Gây ung thư trực tràng nếu không được điều trị từ sớm.
Bệnh trĩ không khó điều trị nhưng nếu bạn để quá muộn thì bệnh lý này cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vô cùng. Ví dụ: khó vệ sinh, đau đớn, mất máu, mệt mỏi, stress, khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng…Vì vậy, đừng nên để quá muộn mà hãy điều trị ngay lập tức.
Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ như:
● Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
● Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
● Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
● Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.
Do đó, khi thấy các triệu chứng như mô tả ở trên, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn - trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh trĩ như thế nào ?
Với trĩ nhỏ như độ 1-2, trĩ ngoại, không biến chứng bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt, công việc và điều trị bằng thuốc hoặc thắt trĩ qua nội soi.
Với trĩ xuất huyết không tự cầm, trĩ nội độ 2 không hiệu quả điều trị nội khoa, trĩ nội độ 3-4, trĩ biến chứng tắc mạch, sa nghẹt, bệnh nhân cần nhập viện phẫu thuật như cắt trĩ từng búi bằng dao điện, dao siêu âm, cắt trĩ theo Longo, khâu treo trĩ theo Longo cải biên…
Cách phòng ngừa bệnh trĩ ?
1 - Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.
2 - Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.
3 - Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
4 - Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.