Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115

Cường giáp và thai kỳ

Thứ sáu, 01/04/2016, 08:27 GMT+7

Chuyên Đề Tư Vấn : CƯỜNG GIÁP VÀ THAI KỲ do Bác sỹ Đoàn Hữu Nghĩa (Khoa Sản - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Trí Đồng Tháp)

Cường giáp ở thai phụ là bệnh nội tiết xếp thứ hai sau đái tháo đường thai kỳ, chiếm tỷ lệ 1-3% thai kỳ. Cường giáp sinh học thường gặp hơn cường giáp lâm sàng, chiếm tỷ lệ 0.2% trường hợp.

Tình trạng tăng chuyển hóa sinh lý kết hợp thai kỳ, làm việc chuẩn đoán trở nên khó khăn nếu không được phát hiện trước lúc mang thai. Điều quan trọng là bệnh nhân biết một số dấu hiệu gợi ý như: tim nhanh kéo dài, không tăng cân đều, nôn ói nhiều và các bất thường kéo dài sau 3 tháng thai kỳ.

Bệnh Basedow, rối loạn chức năng tuyến giáp nguồn gốc tự miễn là nguyên nhân gây cường giáp thường gặp nhất ở các thai phụ. Bệnh Basedow được định nghĩa bởi sự phối hợp của bướu cổ, tăng năng tuyến giáp và lồi mắt với sự hiện diện của kháng thể kháng thụ thể TSH(TBAb, TSAb).Tiến triển tự nhiên của bệnh Basedow trong thai kỳ thường gặp cải thiện trong suốt thời gian mang thai, đôi khi tự thuyên giảm do tình trạng ức chế miễn dịch do sinh lý thai kỳ dẫn đến giảm TSAb và đôi khi TBAb.Theo dõi sát và điều trị thích hợp thì tiên lượng mẹ và con vẫn tốt sau sanh.Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp cũng đã và đang theo dõi điều trị nhiều sản phụ cường giáp, sanh thường và sanh mổ, mẹ và con đều diễn tiến bình thường.Điển hình ngày 07/12/2015 vừa qua, sản phụ N.T.H (28 tuổi) sau thời gian theo dõi bệnh lý cường giáp 39 tuần đã sanh thường bé trai nặng 3.2kg, mẹ và bé đều bình thường.
Nhưng nếu không được phát hiện để theo dõi và điều trị sớm thì có khả năng gây biến chứng cho mẹ và thai: sảy thai sớm, sinh non, thai lưu, tiền sản giật, huyết tụ sau sanh, suy tim lưu lượng cao, cường giáp bào thai.Các dấu hiệu gợi ý cường giáp bào thai không đặc hiệu: tim thai nhanh trên 160/ phút, thiểu ối, trưởng thành xương sớm, thai chậm phát triển trong tử cung, bướu cổ thai nhi.
Điều trị bằng thuốc kháng giáp là lựa chọn đầu tiên ở các thai phụ mắc Basedow tiến triển với nhiễm độc giáp, sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp với liều thấp nhất có thể, vì quá liều có thể gây suy giáp cho thai nhi.Việc theo dõi quá trình điều trị ở thai phụ dựa vào định lượng sinh học T4 tự do và TSH, 4-6 tuần/lần.
Cường giáp tạm thời trong thai kỳ: có tần suất từ 1.5 – 3%.Xuất hiện nôn nhiều trong 3 tháng đầu giai đoạn mang thai, kèm theo giảm cân 5% so với trọng lượng ban đầu, mất nước và rối loạn điện giải hCG do nhau thai tiết ra tăng kích thích tuyến giáp, dẫn đến tăng T4 tự do và giảm TSH.Chỉ cần điều trị triệu chứng trong trường hợp nhẹ. 



Giới hạn tin theo ngày :