Thứ sáu, 03/03/2023, 15:06 GMT+7
Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi khi cơ thể dần suy yếu. Loãng xương khiến xương trở nên “mỏng manh” dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động dù nhỏ như té ngã. Tình trạng xẹp lún thân sống, gãy xương là hai trong số các biến chứng mà loãng xương gây nên. Từ đó có thể gián tiếp ảnh hưởng đến các cơ quan khác gây mất khả năng sinh hoạt thường ngày.
Bệnh loãng xương có nguyên nhân từ đâu? Những ai sẽ có nguy cơ mắc loãng xương? Làm sao để phòng bệnh loãng xương? Hãy cùng Tâm Trí Đồng Tháp tìm hiểu.
Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng bệnh lý có nguyên nhân từ việc rối loạn chuyển hóa của xương. Khi dần lớn tuổi, các tế bào xương chậm lại trong quá trình tái tạo khiến mật độ hay khối lượng của xương giảm dần. Điều này làm giảm độ chắc khỏe của xương và tăng nguy cơ gãy xương.
Xương xuất hiện nhiều khoảng trống làm giảm độ chắc khỏe.
Tình trạng gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ phần xương nào, đặc biệt là xương cẳng tay, cẳng chân, xương đùi, hay cột sống. Ở người loãng xương thì khả năng phù hồi sau gãy cũng chậm hơn và thậm chí là không tự khỏi phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Bệnh loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm, bệnh thường không có các dấu hiệu hay triệu chứng rõ rệt cho đến khi bị ảnh hưởng. Ở tình trạng nặng, bệnh thậm chí chỉ được phát hiện khi xuất hiện tình trạng đau nhức, cột sống gù vẹo.
Loãng xương có nguyên nhân chủ yếu từ quá trình lão hóa gây ảnh hưởng đến hoạt động tái tạo xương. Chính vì thế, loãng xương chủ yếu thường gặp ở người lớn tuổi. Mặc khác, các biến động khác liên quan đến nội tiết tố hay hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng đến loãng xương.
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc loãng xương cao
Các đối tượng dễ mắc loãng xương:
Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân nên cần có động thái chủ động phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ.
Hiện nay, để chẩn đoán bệnh loãng xương được chính xác nhất thì các bác sĩ thường dựa vào hai phương pháp cận lâm sàng là đo loãng xương và xét nghiệm. Cả hai phương pháp này sẽ bổ trợ cho nhau nhằm xác định cụ thể tình trạng loãng xương cung như nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh.
Đo loãng xương bằng phương pháp Dexa
Đo loãng xương thường được thực hiện với hai phương pháp là đo mật độ xương qua gót chân và đo loãng xương toàn thân bằng phương pháp dexa. Phương pháp Dexa được xem là mang đến hiệu quả chẩn đoán toàn diện. Với phương pháp này, các tia X có tác động nhẹ dùng để đo hàm lượng khoáng chất và canxi có trong xương. Phương pháp này được đo ở 3 trong 5 vị trí sau: cột sống, hông trái, hông phải, cổ tay trái và cổ tay phải.
Ngoài ra, để tìm nguyên nhân bệnh, thì phương pháp xét nghiệm hàm lượng canxi và các khoáng chất có lợi cho xương qua máu hoặc nước tiểu cũng được áp dụng. Từ kết quả có được và thói quen sinh hoạt, có thể phân tích được nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh ở mỗi người. Và đưa ra giải pháp điều trị hợp lý.
Loãng xương là bệnh lý khó điều trị, hầu hết các trường hợp đều lựa chọn phương pháp bổ sung khoáng chất và canxi hỗ trợ tái tạo. Thế nhưng, việc điều trị hoàn toàn thì cần can thiệp phẫu thuật như bơm cement cố định xương. Can thiệp phẫu thuật sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy nên phương pháp điều trị bệnh tốt và hiệu quả nhất chính là phòng bệnh ngay từ bây giờ.
Tập thể dục với cường độ phù hợp có thể tăng độ chắc khỏe cho xương
Loãng xương có thể phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ, đặc biệt là người trong độ tuổi phát triển. Có thể phòng bệnh từ chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày:
Loãng xương là một trong những biến chứng của quá trình lão hóa. Vậy nên, loãng xương có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, đặc biệt là người sau 40 tuổi. Để giảm thiểu các ảnh hưởng có thể phát sinh do loãng xương. Việc phòng bệnh ngay từ sớm là điều cần thiết cho mỗi chúng ta.