Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Nhồi máu cơ tim cấp – Xử trí như thế nào?

Thứ năm, 21/03/2024, 13:28 GMT+7

Theo thống kê từ đầu tháng 3/2024 đến 20/3/2024, Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp tiếp nhận cấp cứu và điều trị hơn 10 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, tất cả bệnh nhân (BN) được cấp cứu qua cơn nguy kịch và không ảnh hưởng đến tính mạng.

*Bài viết được tư vấn chuyên môn từ Bác sĩ CKI Trang Hoàng Trí - Khoa nội tim mạch  Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp

cap-cuu-1

Cấp cứu BN nhồi máu cơ tim cấp (Ảnh: Minh Nhựt)

Điển hình như các BN sau: Ông H.V.B (Nam, 72 tuổi, cư ngụ tại Huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp), Ông N.V.L (Nam, 68 tuổi, cư ngụ tại TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp), Bà Đ.T.B (Nữ, 64 tuổi, cư ngụ tại Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp)… tất cả BN này nhập viện trong tình trạng nhồi máu cơ tim nặng, xuất hiện cơn đau ngực trái liên tục, lan ra cánh tay trái đồng thời khó thở, tím tái. Được người nhà đưa đến Bệnh viện Tâm Trí cấp cứu và được các Bác sĩ Tâm Trí cấp cứu kịp thời, không ảnh hưởng đến tính mạng.

Đa số các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp đều được đưa đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu, do đó cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế có khả năng can thiệp tim mạch để được điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ tim mạch, người bệnh nhồi máu cơ tim cấp nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ có khả năng vượt qua cơn nguy kịch, hạn chế được các biến chứng xấu và tăng cơ hội sống.

Vậy các dấu hiệu nào để nhận biết và đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời cấp cứu?

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

Theo Bác sĩ chuyên khoa tim mạch -  Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp - cho biết cục huyết khối được hình thành bởi các tế bào máu bám vào thành mạch khi có hiện tượng mảng xơ vữa trong lòng mạch bị nứt hoặc vỡ.

Mặc dù nhồi máu cơ tim thường xảy ra bất ngờ nhưng vẫn có những trường hợp được cảnh báo trước hàng giờ, hằng ngày bằng các dấu hiệu rõ ràng, bao gồm:

Cơn đau thắt ngực: Người bệnh có cảm giác đau tức, đè nặng, xoắn vặn trong lồng ngực, thường xảy ra khi ngồi nghỉ. Cơn đau kéo dài trên 15 phút, đau lan ra sau lưng, vùng cổ, cằm, vai hoặc cánh tay. Đồng thời, người bệnh cảm thấy mệt, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, hốt hoảng hoặc ngất xỉu. Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm.

Một số trường hợp đặc biệt: như người cao tuổi, phụ nữ hoặc người bệnh đái tháo đường thường có các dấu hiệu như: khó thở, thay đổi tri giác, ngất hoặc tụt huyết áp (ít hơn 90/60mg).

Xử trí khi phát hiện người bị nhồi máu cơ tim cấp

 

cap-cuu-2

Các Bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Tâm Trí Hồng Ngự đang cấp cứu BN (Ảnh: Cao Trúc)

Theo các bác sĩ tim mạch, người bệnh nhồi máu cơ tim cấp nếu được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ có khả năng vượt qua cơn nguy kịch, hạn chế được các biến chứng xấu và tăng cơ hội sống.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, đối với các trường hợp phát hiện người bị nhồi máu cơ tim cấp, người thân cần giữ bình tĩnh và gọi cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi đội ngũ nhân viên y tế, các bác sĩ khuyến cáo người nhà nên thực hiện các phương pháp sơ cứu tại chỗ, bao gồm:

- Giữ người bệnh ở tư thế thoải mái.
- Cởi bớt áo khoác, cà vạt, khăn trên người bệnh để giảm cảm giác khó thở, mệt mỏi.
- Trấn an tinh thần người bệnh.
- Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo khi có dấu hiệu ngưng tim ngưng thở. Tuy nhiên, đây là phương pháp cần được huấn luyện kỹ và người thực hiện đã có kinh nghiệm thực hành.

Với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong việc cấp cứu, điều trị các bệnh lý tim mạch cùng quy trình cấp cứu (Code Blue, Code Stemi) được xây dựng khoa học, chuyên nghiệp, Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp đã thực hiện cấp cứu và điều trị thành công nhiều trường hợp bệnh lý nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở cả người trẻ và người lớn tuổi, mang lại sức khỏe và hy vọng sống cho người bệnh.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Ngoại trừ các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi (tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình), hầu hết các yếu tố nguy cơ khác có thể kiểm soát được để hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Bao gồm:

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên đi khám sức khỏe mỗi năm 1 lần để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim như chỉ số huyết áp, lượng đường trong máu, mức cholesterol, bất thường mạch máu…

- Bỏ thuốc: Bao gồm thuốc lá, thuốc lào, xì gà và kể cả thuốc lá điện tử. Đồng thời, tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

- Tập thể dục thường xuyên: Hãy tập thể dục hoặc chơi thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày (cường độ vừa) hoặc tập luyện ít nhất 15 phút mỗi ngày (cường độ cao), ít nhất 5 ngày mỗi tuần.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Nhiều rau xanh, trái cây, củ quả, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, muối và đường bổ sung. Nên ăn nhiều cá béo vì chúng chứa omega-3 rất tốt cho tim mạch.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn bị thừa cân béo phì thì nên tăng cường tập luyện kết hợp với giảm ăn để giảm cân một cách lành mạnh.

- Học cách quản lý căng thẳng: Lên lịch làm việc, sắp xếp công việc hợp lý, tránh tự tạo áp lực cho bản thân, tập hít thở, yoga hoặc thiền.

- Kiểm soát các bệnh lý hiện có: Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tái khám thường xuyên.

Nếu bạn từng bị nhồi máu cơ tim thì cần tham gia phục hồi chức năng tim và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để hạn chế khả năng bị nhồi máu cơ tim lần thứ hai. Việc tập thể dục, có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, kiểm soát các bệnh lý nền và kiểm tra sức khỏe thường xuyên cần được duy trì suốt đời.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim nói riêng, bạn có thể đăng ký Gói khám Tầm soát Bệnh Lý Tim Mạch - Nhồi Máu Cơ Tim của Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 02773.875.993 nếu có nhu cầu hoặc đến trực tiếp các Bệnh viện Tâm Trí tại Đồng Tháp.

-----------------------------------------------------------------

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP
Địa chỉ: Số 700, đường 30/4, xã Mỹ Tân,TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 875 993
Website: bvtamtridongthap.com.vn

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ CAO LÃNH
Địa chỉ: Số 01, đường Lê Thị Riêng, Phường 01, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 878 878
Website: bvtamtricaolanh.com.vn

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TÂM TRÍ HỒNG NGỰ
Địa chỉ: Số 12, đường Nguyễn Tất Thành, P.An Thạnh, TP.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 901 000
Website: bvtamtrihongngu.com.vn


Thành Tín

Giới hạn tin theo ngày :