Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Những dấu hiệu trẻ bị bệnh sởi, cha mẹ cần nên biết

Thứ năm, 28/03/2024, 13:21 GMT+7

Theo báo cáo của hệ thống bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến nay, Việt Nam ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Theo WHO, tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong Chương trình liêm chúng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ các vắc xin trong những năm gần đây. Đó là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh trong đó có bệnh sởi. Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Tại các Bệnh viện Tâm Trí vùng Đồng Tháp (Tâm Trí Đồng Tháp, Tâm Trí Cao Lãnh và Tâm Trí Hồng Ngự) từ đầu năm 2024 đến nay cũng chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh sởi. Tuy nhiên, các Bệnh viện Tâm Trí cũng đã chuẩn bị sẵn sàng như tổ chức tập huấn chuyên môn,  phòng nội trú, trang thiết bị y tế, thuốc và vắc xin, phòng trường hợp phát hiện bệnh sởi để được điều trị kịp thời.

Tại Bệnh viện Đa KhoaTâm Trí Đồng Tháp, hệ thống tiêm ngừa của bệnh viện luôn luôn có nguồn vaccine dồi dào đặc biệt là vaccine phòng ngừa bệnh sởi (đa dạng chủng loại từ sởi đơn và sởi kết hợp) để phục vụ nhu cầu của bé và của Quý khách.
Vậy bệnh sởi ở trẻ có nguy hiểm không và nguy hiểm thế nào? Mời quý vị tham khảo nội dung bên dưới.

benh-soi

Bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus sởi (virus Polynosa morbillorum là thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ Paramyxoviridae) gây ra. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Virus này ảnh hưởng đến hệ hô hấp và lan truyền nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt nước bắn ra từ mũi hoặc miệng của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, cũng như qua tiếp xúc với các bề mặt mà virus đã lưu lại.

Bệnh sởi có nguy hiểm không?

Có, thậm chí vô cùng nguy hiểm! Bệnh sởi không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn có thể gây ra rất nhiều chứng bệnh viêm nhiễm hệ thống thần kinh, gây rối loạn hệ cơ, hệ vận động và nhiều hệ cơ quan quan trọng khác trên khắp cơ thể. Những tổn thương đa cơ quan này có thể để lại rất nhiều di chứng kéo dài, thậm chí vĩnh viễn cho người bệnh, trong trường hợp bệnh diễn biến xấu, sởi có thể gây tử vong, đặc biệt phổ biến ở nhóm trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.

Dấu hiệu trẻ bị sởi, cha mẹ nên biết 

em-be

Thời kỳ ủ bệnh: kéo dài 6-21 ngày ( trung bình 10 ngày) Siêu vi sởi xâm nhập qua niêm mạc hô hấp hoặc kết mạc mắt, nhân lên và lan rộng theo dòng máu.

Giai đoạn khởi phát: kéo dài 2-4 ngày với các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, hoặc viêm thanh quản cấp. Trong giai đoạn này trong miệng có thể có hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má phía trong miệng, ngang răng hàm trên, hạt Koplik xuất hiện trong 12-72 giờ đầu và mất khi phát ban.

Ở giai đoạn toàn phát : kéo dài 2-5 ngày, thường sau khi sốt cao 3-4 ngày trẻ bắt đầu phát ban khắp cơ thể, theo thứ tự: đầu tiên là vùng đầu, mặt, cổ; sau đó lan xuống ngực, lưng, cánh tay; cuối cùng là vùng bụng, lưng, mông, đùi… Ban có thể mọc rải rác hoặc thành cụm dính liền với nhau thành vùng 3 – 6mm. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần. Có thể sung hạch và lách to.

Giai đoạn lui bệnh (giai đoạn ban bay) ban nhạt dần rồi chuyển sang màu xám, bong vẩy phấn sẩm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Khi nào nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Bệnh sởi ở trẻ em có thể chuyển biến nhanh chóng và ngày cần nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Do đó khi chăm sóc cho trẻ bị sởi, bố mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau: 

  • - Trẻ sốt cao liên tục từ 39 độ C trở lên hoặc sốt đáp ứng kém với hạ sốt.
  • - Có biểu hiện khó thở, thở nhanh, tím…..
  • - Mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn, mất tập trung, không muốn chơi.
  • - Phát ban toàn thân nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt. 

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sởi

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Các biến chứng về đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Một thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị sởi dẫn đến viêm phổi nặng và có khả năng tử vong lên đến 1/20;

  • - Các biến chứng thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp, viêm màng não kiểu thanh dịch là những biến chứng thần kinh nguy hiểm gây tử vong và để lại di chứng cao, với tỷ lệ 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Tỷ lệ trẻ bị sởi xuất hiện biến chứng viêm não cấp, khoảng 1/1.000;
  • - Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột. Các biến chứng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
  • - Biến chứng tai mũi họng: viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm. Nguy cơ trẻ viêm tai giữa do sởi cao, cứ 10 trẻ bị sởi sẽ có 1 trẻ có nguy cơ bị viêm tai giữa.
  • - Biến chứng do suy giảm miễn dịch: trẻ bị bệnh sởi rất dễ mắc chéo thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi

Mẹ cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh sởi và liên hệ với bác sĩ để được chỉ dẫn khi nghi ngờ trẻ đã mắc bệnh sởi hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là các trẻ có nguy cơ cao, bao gồm:

  • - Trẻ chưa sơ sinh dưới 12 tháng tuổi;
  • - Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • - Mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai.
  • - Trẻ có các bệnh nền như tim bẩm sinh, Down….

Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mẹ có thể thực hiện những cách sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm nhẹ các triệu chứng của trẻ:

  • - Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp;
  • - Có trẻ uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe, trẻ không bị thiếu nước;
  • - Nếu trẻ có biểu hiện đau mắt, mẹ có thể giảm độ sáng của các loại đèn trong nhà và phòng của trẻ;
  • - Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể của trẻ cẩn thận nhằm giúp da trẻ sạch sẽ, hạn chế nhiễm trùng da;
  • - Không mặc đồ quá kín, quá dày khiến trẻ không thể hạ sốt được, dẫn đến sốt cao co giật;
  • - Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ dùng các thực phẩm dễ tiêu nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là vitamin và khoáng chất;
  • - Cách ly trẻ bị sởi với các trẻ khác trẻ tránh bệnh lây lan;
  • - Đeo khẩu trang khi chăm sóc cho trẻ bị sởi và rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc với trẻ;
  • - Đối với các trẻ bị sởi khi còn đang bú mẹ, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú;
  • - Không cho trẻ gãi, cắt móng tay phòng trừ trường hợp trẻ gãi, làm tổn thương da trẻ…

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ nhỏ hiệu quả

tiem-ngua

WHO khuyến cáo trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine ngừa sởi

Sởi là một bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Hơn nữa, nguy cơ xuất hiện biến chứng ở trẻ mắc bệnh sởi cao, nhất là đối với các trẻ chưa từng mắc bệnh sởi và chưa được tiêm chủng vaccine sởi đầy đủ. Do đó, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ bằng cách:

  • - Tiêm vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên. Khi trẻ đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch đến 99%;
  • - Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày;
  • - Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn;
  • - Hạn chế cho trẻ đưa tay lên mắt, mũi;
  • - Tập cho trẻ vệ sinh miệng, mũi và họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày;
  • - Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ;
  • - Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi;

Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
-----------------------------------------------------------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP
Địa chỉ: Số 700, đường 30/4, xã Mỹ Tân,TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 875 993
Website: bvtamtridongthap.com.vn

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ CAO LÃNH
Địa chỉ: Số 01, đường Lê Thị Riêng, Phường 01, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 878 878
Website: bvtamtricaolanh.com.vn

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ TÂM TRÍ HỒNG NGỰ
Địa chỉ: Số 12, đường Nguyễn Tất Thành, P.An Thạnh, TP.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
Phone: (0277) 3 901 000
Website: bvtamtrihongngu.com.vn

BS.CKI  Nguyễn Văn Thạnh
Trưởng Đơn nguyên Hồi sức nhi-sơ sinh
Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp



Giới hạn tin theo ngày :