Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng tránh

Thứ sáu, 20/05/2022, 19:42 GMT+7

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp khi vào mùa mưa, mùa sinh sôi của muỗi. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thiếu sự cảnh giác khi dễ bị muỗi đốt. Bệnh tuy dễ phát hiện và điều trị nhưng cũng rất nguy hiểm đến tính mạng và dễ nếu không kịp thời chữa trị. Hãy chủ động phòng tránh sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình.

1. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hay sốt xuất huyết dengue được gây ra do chủng virus dengue thường được lây truyền do muỗi. Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện và lan rộng nhiều vào mùa mưa. Thời điểm phù hợp với không khí lạnh và xuất hiện nhiều ao tù nước động do mưa để lại giúp muỗi dễ sinh sản và phát triển. 

Muỗi vằn là nguyên nhân lây truyền bệnh chính của sốt xuất huyết, muỗi mang mầm bệnh sẽ thông qua các vết đốt truyền virus vào cơ thể con người. Vậy nên, ở đối tượng như trẻ em thiếu khả năng phản kháng trước muỗi sẽ dễ bị mắc bệnh. Bệnh sốt xuất huyết nhẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe với sốt cao, phát ban. Nặng có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và có thể gây tử vong. 

 

2. Triệu chứng bệnh

Bệnh sốt xuất huyết sẽ thường xuất hiện sau 3 - 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh khá dễ nhận biết kể cả ở thể nhẹ. Một số triệu chứng như sốt cao, đau đầu là những dấu hiệu ban đầu rõ rệt nhất. 

trieu-chung-sot-xuat-huyet

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết:

  • Sốt cao: Ở những ngày đầu, bệnh nhân sẽ thường sốt cao ở nhiệt độ 39 - 40 độ C liên tục, kéo dài từ 2 - 7 ngày, khó có thể thuyên giảm. 
  • Đau đầu, đau cơ: Bệnh nhân cũng sẽ gặp triệu chứng đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau  xương khớp. Một số trường hợp có thể bị đau cơ, mỏi cơ, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường.
  • Phát ban đỏ: Phát ban đỏ do hiện tượng xuất huyết máu dưới da gây ra. Đây là tình trạng thường gặp nhất của sốt xuất huyết ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. 
  • Nôn/ói và tiêu chảy: Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu nôn, ói hay tiêu chảy cũng sẽ dễ xuất hiện bởi sự rối loạn trong tiêu hóa bởi khả năng xuất huyết nội tạng bên trong cơ thể. 
  • Xuất huyết: Chảy máu răng, chảy máu mũi cũng là một dấu hiệu xuất huyết ở cơ thể do bệnh sốt xuất huyết dengue gây ra. Ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt cũng sẽ gặp tình trạng xuất kinh nhiều. 
  • Mệt mỏi: Với các triệu chứng ảnh hưởng lớn đến cơ thể, sức khỏe của người bệnh cũng giảm sút. Dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, mất sức và thậm chí mà ngất đi cũng có thể xuất hiện. 

Nếu phát hiện thân có những triệu chứng trên diễn ra liên tục từ 2 đến 3 ngày. Hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bác sĩ hoặc cơ quan y tế để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh. Bởi nếu tình trạng xuất huyết kéo dài sẽ khiến cơ thể mất máu và ảnh hưởng lớn đến cơ thể. Từ đó có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời điều trị.

 

3. Điều trị sốt xuất huyết

Cách điều trị sốt xuất huyết sẽ phụ thuộc và tình trạng nặng nhẹ và tiến triển của bệnh. Với trình trạng nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà, nhưng với trình trạng nặng thì phải cần sự can thiệp kịp thời của bác sĩ tại bệnh viện. 

Trong trình trạng bệnh nhẹ với biểu hiện sốt nhẹ từ 2 đến 7 ngày, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà với biện pháp bù nước qua đường uống. Ngoài việc bù nước, bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi nhiều, chế độ dinh dưỡng với các loại thực phẩm mềm tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi sốt cao, bệnh nhân có thể dùng Paracetamol và lau mát người để giúp hạ sốt. Người bệnh cũng có thể đến bệnh viện để làm các xét nghiệm cần thiết nếu có chỉ dẫn của bác sĩ. 

Nếu bệnh nhân có biểu hiện nặng trong 24 giờ đầu của bệnh như sốt cao liên tục, không giảm dù đã bù nước qua đường uống. Hay nặng hơn với các biểu hiện sốt li bì, chân tay lạnh, viêm họng, khó thở, … Trường hợp này cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gấp để được hỗ trợ từ các y bác sĩ. 

 

4. Cách phòng tránh sốt xuất huyết

Việc đơn giản nhất trong điều trị sốt xuất huyết chính là phòng và ngăn chặn bệnh ngay từ ban đầu. Cách phòng tránh sốt xuất huyết không hề khó và tốn nhiều thời gian thực hiện. Chỉ cần bạn tuân thủ một số thói quen sống hàng ngày để phòng tránh muỗi đốt thì khả năng ngừa sốt xuất huyết lên đến 90%. 

phong-sot-xuat-huyet

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.

Đầu tiên hãy bắt tay vào việc loại bỏ nơi sinh sống và sinh sản của muỗi. Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, tránh tồn tại những góc khuất để nhiều đồ đạc, đặc biệt là quần áo. Việc này sẽ loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi. Mặc khác, chú ý đến những nơi có nước đọng. Đậy kín các thùng chứa nước trong nhà, thu gom loại bỏ các phế rác thải có thể tồn động nước. Với các hồ chứa nước dự trữ lớn, thả cá vào để giúp trừ lăng quăng, loại bỏ tận gốc sinh sản của muỗi.

Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp phòng trừ và tránh bị muỗi đốt. Sử dụng các loại thuốc diệt muỗi như thuốc phun, nhang muỗi, kem chống muỗi. Khi ngủ, kể cả ban ngày nên mắc màn/mùng để hạn chế bị muỗi đốt. Với trẻ nhỏ, khi chơi cũng nên cho bé vào màn để trừ muỗi đốt. Bên cạnh đó, trang bị quần áo dài cho cả nhà đặc biệt là trẻ nhỏ, nhất là ở buổi đêm. 

Thấu hiểu và nhận biết bệnh sốt xuất huyết và thực hiện các biện pháp phòng tránh là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ sốt xuất huyết cho bản thân và gia đình.


Diễm Hà

Giới hạn tin theo ngày :