Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Tập huấn triển khai thực hiện tốt 5S tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp

Thứ ba, 13/09/2016, 15:06 GMT+7

(Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp) Không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng bệnh viện là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu được Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Tâm Trí Đồng Tháp  luôn quan tâm, chú trọng. Với phương châm: “Lấy người bệnh làm trung tâm” trong mọi hoạt động khám bệnh chữa bệnh tại bệnh viện. Với mục tiêu đó, trong 2 ngày 08, 09/9/2016, bệnh viện đã tổ chức các lớp tập huấn triển khai thực hiện 5S.

Tham dự lớp tập huấn có Ban Giám đốc Bệnh viện, các thành viên mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện, cùng 200 cán bộ y tế đang công tác tại Bệnh viện. Báo cáo viên: CN.Nguyễn Thị Bích Trân, Trưởng Phòng Nhân Sự - BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp.

IMG_2522

Báo cáo viên: CN.Nguyễn Thị Bích Trân, Trưởng Phòng Nhân Sự - BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp

5S là các chữ cái đầu của các từ trong tiếng Nhật, được xem như một công cụ được sử dụng để thực hiện cải tiến liên tục bao gồm: 1. Sàng lọc, 2. Sắp xếp, 3. Sạch sẽ, 4. Săn sóc, 5. Sẵn sàng. Việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt 5S tại mỗi khoa phòng trong toàn Bệnh viện sẽ tạo nên cảnh quan, môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, an toàn từ đó phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tạo lập thái độ làm việc tích cực, tận tụy của toàn thể lãnh đạo và nhân viên trong toàn Bệnh viện. Việc triển khai thực hiện là thiết thực và ít tốn chi phí.

Các buổi tập huấn thực hiện 5S   đã thể hiện quyết tâm cải tiến chất lượng Bệnh viện của toàn thể nhân viên của BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp, nhằm tạo nên một môi trường làm việc khoa học, an toàn, chất lượng, hiệu quả, đem đến sự hài lòng cho người bệnh.

Tại lớp tập huấn nhân viên y tế và nhân viên ngoài y tế được tìm hiểu các kỹ năng cải tiến quản lý thông qua hoạt động 5S; hướng dẫn cách thực hành phương thức 5S; mục đích của việc đánh giá 5S, cách đánh giá thực hành tốt 5S tại bệnh viện và bảng kiểm đánh giá tại các khoa, phòng.

IMG_2523_1

Qua tập huấn đem lại lợi ích rất thiết thực cho tất cả nhân viên bệnh viện; nắm vững được nội dung thực hiện 5S; hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng của phương pháp 5S. Áp dụng kiến thức cải tiến quản lý chất lượng thông qua hoạt động 5S triển khai tại từng khoa, phòng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.

Để mọi người hiểu rõ 5S từ đâu ra và 5S là gì, tại sao chúng ta phải thực hiện 5S trong cải tiến chất lượng bệnh viện.

Để trả lời câu hỏi này tôi xin trích dẫn: “Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực hành 5S đã được áp dụng tại Nhật bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng. 5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chức/doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho khách hàng”.

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật.

5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật: “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”

Theo tiếng Anh là: “ SORT”, “SET IN ORDER”, “STANDARDIZE”, “SUSTAINT” và “SELF-DISCIPLINE”

Thật may mắn, khi dịch sang tiếng Việt thì cũng tạo được 5 chữ S, đó là “SÀNG LỌC”, “SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”

1. SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.

2. SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

3. SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.

4. SEIKETSU (Săn sóc): Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.

5. SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.

5S sẽ cho chúng ta lợi ích gì?

1. Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.

2. Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến

3. Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.

4. Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc

5. Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.

6. Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình.

7. Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.

Vì một môi trường làm việc trong sạch và hiệu quả cao trong công việc. Toàn thể nhân viên BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp quyết tâm triển khai thực hiện 5S tại mỗi vị trí đặc biệt cũng như tại mỗi khoa, phòng trong toàn Bệnh viện để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh và cho chính bản thân mình. 

Một số hình ảnh của lớp tập huấn

IMG_2507

IMG_2506

IMG_2515

 


Thành Tín

Giới hạn tin theo ngày :