Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường

Thứ ba, 30/03/2021, 07:35 GMT+7

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là Đái tháo đường) là một bệnh mãn tính với biểu hiện đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điều cần thiết là nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp riêng cho người bệnh đái tháo đường.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Trần Thị Thùy Vương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp.

Mãn tính: 

1. Bệnh tim mạch (tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch)
2. Mắt (hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương, giảm thị lực hoặc tệ hơn có thể mù lòa. Ngoài ra, còn có đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...)
3. Bệnh thận (suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận)
4. Thần kinh (cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...)
5. Nhiễm trùng (đường cao thuận lợi để vi khuẩn phát triển làm suy yếu hệ miễn dịch gây nhiễm trùng...)

Cấp tính: Hạ đường huyết, hôn mê

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý mới có thể hạn chế được tình trạng của bệnh cũng như kiểm soát được chỉ số đường huyết. Đây là phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

Khau_phan_an

 

12 LỜI KHUYÊN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐTĐ: 
(Chia nhỏ khẩu ăn trong ngày cho người bệnh nhằm giúp kiểm soát lượng đường tốt nhất) 

 

1.    Ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng tùy theo mức độ hoạt động, tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật.

2.    Lượng thức ăn nên chia đều trong ngày. Tránh những bữa ăn lớn, chia thành nhiều bữa nhỏ bao gồm 3 bữa chính và từng bữa phụ.

3. Giữ đúng giờ ăn theo lịch. Nên ăn đều đặn các bữa. Không bao giờ bỏ bữa ăn ngay cả khi ốm và mệt mỏi.

4. Có thể hay thế thức ăn giàu tinh bột như: khoai củ, hoa quả ít ngọt, bánh dành cho bệnh nhân tiểu đường.

5. Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%) là các loại thực phẩm nguyên hạt hoặc gạo lức, gạo giã, phối hợp với các thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ,...mỗi ngày ăn từ 300 đến 500 gram rau.

6. Tránh ăn uống những thực phẩm có nhiều đường, mật ong, các loại mứt, quả chín khô, kẹo sôcola, nước ngọt có gas…

7. Ăn hạn chế các thực phẩm nguồn gốc động vật nhiều mỡ, cholesterol (thịt mỡ, mỡ, bơ, phủ tạng động vật...)

8. Ăn giảm lượng muối, gia vị chứa muối đến mức có thể chấp nhận, đặc biệt khi tăng huyết áp.

9. Cố gắng hạn chế sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê.

10. Nên duy trì cân nặng ở mức bình thường.

11. Đối với bệnh nhân hội chứng thận hư do mất nhiều Protein nên cần phải cung cấp thêm nhiều đạm từ động vật như: thịt nạc, cá, sữa, trứng.

12. Nên lựa chọn các loại rau có nhiều chất xơ như: cải xoong, rau cần, rau muống....Cung cấp đầy đủ viamin và khoáng chất từ việc bổ sung từ rau quả, nên ăn từ 300 - 500g rau xanh và quả tươi/ngày.

 

THỰC PHẨM CẦN HẠN CHẾ Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:

 

1. Kiêng hoặc hạn chế tối đa đối với các loại đường hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt), trái cây khô và các loại thức ăn có trên 20% glucid.

2. Muối.

3. Rượu và đồ uống có cồn.

 


BS.CKI Trần Thị Thùy Vương

Giới hạn tin theo ngày :