Thứ ba, 09/07/2024, 15:11 GMT+7
*Bài viết được tư vấn chuyên môn từ Bác sĩ CKI Trần Văn Chinh - Phòng nội soi BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp
1. Viêm đại tràng là gì?
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc xuất hiện và lan rộng ở vùng niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm nặng hay nhẹ mà đại tràng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: đau đớn, xuất hiện các vết viêm loét, xuất huyết,...
Viêm đại tràng là bệnh lý nguy hiểm
2. Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng
2.1. Rối loạn tiêu hóa
Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn đang bị viêm đại tràng khi chức năng tiêu hoá bị suy giảm. Người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
- Chướng bụng, đầy hơi
- Ợ hơi
- Ăn không tiêu
2.2. Bất thường trong đại tiện
Thói quen đại tiện hàng ngày của bệnh nhân viêm đại tràng cũng có nhiều thay đổi khác thường, cụ thể như sau:
- Thay đổi thời điểm đại tiện: nếu trước đây người bệnh có thói quen đi đại tiện vào buổi sáng thì khi mắc bệnh, họ có thể muốn đi đại tiện vào bất cứ thời gian nào trong ngày, kể cả ban đêm
- Tiêu chảy: là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về đại tràng. Người bệnh có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày với tần suất nhiều hay ít tuỳ theo mức độ của bệnh.
- Phân táo lỏng xen kẽ: quan sát phân của người viêm đại tràng, bệnh nhân có thể nhận ra phân có hiện tượng đầu rắn, đuôi lỏng.
2.3. Đau bụng
Cơn đau đại tràng khác với các cơn đau bụng thông thường, cụ thể như sau:
- Cơn đau không tập trung ở một vị trí cụ thể mà có thể lan ra ở nhiều vị trí khác nhau.
- Cơn đau không đồng đều, lúc thì đau âm ỉ kéo dài, có lúc đau quặn do đại tràng co thắt.
- Cơn đau tăng mạnh sau khi bệnh nhân dùng các thực phẩm chua cay hoặc uống rượu bia.
Viêm đại tràng khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau quặn thắt
2.4. Phân có lẫn chất nhầy hoặc máu
Khi đi ngoài người bệnh sẽ thấy phân có lẫn chất nhầy hoặc máu. Nguyên nhân của tình trạng này là khi các vết viêm loét trong đại tràng chảy dịch nặng lên, bệnh nhân dễ bị xuất huyết đại tràng và lượng chất dịch sẽ theo phân ra ngoài.
2.5. Các dấu hiệu bên ngoài khác
Bên cạnh các dấu hiệu điển hình nêu trên, bệnh nhân viêm đại tràng còn nhận biết bệnh lý nhờ vào một số dấu hiệu khác bên ngoài cơ thể như:
- Cảm giác chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy yếu
- Người bệnh bị sụt giảm cân đột ngột, không rõ lý do
- Mất ngủ,...
3. Biện pháp phòng ngừa
Dù là nguyên nhân nào thì bệnh viêm đại tràng cũng gây ra tác động tiêu cực đối với cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó cần chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa cho bản thân mình. Đó là:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, định kì tẩy giun sán khoảng 6 tháng/ lần
- Ăn chín uống sôi: không ăn các thực phẩm chưa qua chế biến chín như rau sống, tiết canh,...
- Nếu trong gia đình có người thân mắc các bệnh như thương hàn, tả... thì nên khử trùng các đồ dùng đã sử dụng trong ăn uống sinh hoạt hàng ngày bằng nước sôi. Bệnh nhân khi đại tiện cần phải sạch sẽ. Sau đó tiệt trùng bằng các dung dịch sát khuẩn cực mạnh.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Không nên hoặc hạn chế ăn các món như: nem rán, hành sống, thịt mỡ,... các thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn chua cay.
- Nên ăn các thực phẩm như đậu phụ, thịt nạc, sữa đậu nành,...
- Uống đủ nước, không dùng các chất kích thích, thức uống có cồn như rượu bia và cà phê.
- Tăng cường cung cấp khoáng chất, vitamin cho cơ thể.
Viêm đại tràng là căn bệnh nội khoa lành tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân sớm phát hiện ra căn nguyên bệnh lý. Nếu bị bệnh viêm đại tràng lâu ngày, ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc có những dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Hiện nay, với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và các trang thiết bị y tế hiện đại, bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa hàng đầu trong khu vực. Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài: 02773.875.993 hoặc Fanpage Bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp để được tư vấn và điều trị nhé!