Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
Dịch Vụ Y Tế
Nếu quý khách có ý kiến đóng góp xin hãy bấm vào nút bên dưới Đóng góp ý kiến

CT Scan toàn thân

Hiện nay, chụp CT Scan có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Cũng một phần vì điều này mà chụp CT Scan toàn thân đã được biết đến rộng rãi và cho rằng đây là phương pháp tầm soát bệnh lý hiệu quả.

1. Mục đích, chỉ định của chụp CT Scan trong đa chấn thương

1.1. Mục đích

CT Scan toàn thân (WBCT – Whole-body CT) là kỹ thuật đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nhất là ở bệnh nhân đa chấn thương. Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định chụp CT Scan nhằm mục đích chẩn đoán và đánh giá các tổn thương. Bệnh nhân được yêu cầu thực hiện kỹ thuật này để:

- Đánh giá nhanh các vết thương đe doạ tính mạng.

- Chẩn đoán chính xác các vết thương đã biết và chưa biết.

- Tăng tỉ lệ sống sót, giảm thời gian lưu bệnh tại khoa cấp cứu.

- Tránh được các tổn thương ngoài ý muốn (thay đổi vị trí trong khi chụp).

- Gia tăng các phát hiện ngẫu nhiên khác (sỏi, nang, khối u...).

CT_SCAN_TOAN_THAN

Chụp CT Scan tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp.

1.2. Chỉ định

Trong đa chấn thương, bác sĩ có những chỉ định chụp CT Scan sau:

- Dựa vào cơ chế chấn thương: va chạm xe tốc độ cao, rơi từ độ cao > 2m.

- Vị trí chấn thương:      

+ Chấn thương ở não: chấn thương đầu mặt, chấn thương sọ não, đa chấn thương.

+ Chấn thương ở một số vùng khác như: mặt, cổ, cột sống, chấn thương lồng ngực hoặc có biểu hiện nghi ngờ chấn thương.

+ Chấn thương ở xương như gãy xương, vỡ xương, lún xẹp đốt sống,...

2. Mục đích, chỉ định của chụp CT Scan trong tầm soát bệnh

2.1. Mục đích

Trong tầm soát bệnh, chụp CT Scan toàn thân thường được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa nhằm những mục đích sau:

- Sàng lọc, phát hiện bệnh ngẫu nhiên ở người không có triệu chứng, phát hiện sớm các khối u nguy hiểm trong cơ thể.

- Đánh giá tình trạng bệnh lý trong ổ bụng và lồng ngực.

- Phát hiện các tổn thương bên trong cơ quan nội tạng, xuất huyết trong ổ bụng, chảy máu nội tạng,

- Phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh lý như: bệnh tim, ung thư, các khối u bên trong gan, phổi.

- Kiểm tra và theo dõi các kết quả của phương pháp điều trị ung thư.

2.2. Chỉ định

Trong tầm soát bệnh, bác sĩ có những chỉ định trong việc chụp CT Scan toàn thân như sau:

- Đối với những bệnh nhân trên 50 tuổi.

- Tầm soát di căn ở bệnh nhân mắc K hoặc điều trị K tái khám định kỳ.

- Một số bệnh về phụ khoa như viêm tử cung, tuyền liệt tuyến, u xơ tử cung, u nang buồng trứng

- Các bệnh về mạch máu như tắt động mạch phổi, phình động mạch, bệnh mạch vành,mạch chủ ngực, bụng, mạch máu chi dưới,...

- Phát hiện các bất thường bẩm sinh ở xương như vẹo cột sống, dính đốt sống, gù cột sống, bất sản đốt sống,...

tYi_xuYng_1

Ảnh minh họa chỉ định chụp CT Scan

3. Chống chỉ định của chụp CT Scan

Chụp CT Scan toàn thân chống chỉ định trong các trường hợp:

- Phụ nữ đang mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ). Giai đoạn này thai chưa được hoàn thiện nên rất nhạy cảm với tia X, có thể gây dị tật. Chỉ chụp CT khi đã có tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

- Các bệnh nhân dị ứng với thuốc cản quang hoặc có các bệnh: suy tim, suy gan suy thận độ 3, độ 4, người bị mất nước nặng, dị ứng với Iodine,...

4. Ưu nhược điểm của chụp CT Scan       

4.1. Ưu điểm

Từ khi đưa vào sử dụng, chụp CT Scan toàn thân đã khẳng định được những ưu điểm nổi trội hơn nhiều so với các phương pháp khác như:

- Hình ảnh chụp CT Scan không có hiện tượng chồng lên nhau, rất rõ nét.

- Độ phân giải hình ảnh chuẩn hơn và rõ hơn so với hình ảnh chụp X-quang.

- Thời gian chụp và trả kết quả nhanh chóng, rất cần thiết trong các trường hợp bệnh cấp cứu.

- Khảo sát chính xác các bệnh về xương.

- Đối với các bệnh nhân không thể chụp cộng hưởng từ có thể chỉ định CT Scan.

tYi_xuYng

Ảnh chụp CT Scan rõ nét.

4.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận, chụp CT Scan toàn thân cũng tồn tại những hạn chế nhất định:

- Do tia X có khả năng đâm xuyên hạn chế nên việc phát hiện tổn thương ở mô mềm của chụp CT chưa chính xác bằng chụp MRI.

-Các tổn thương tại sụn khớp, dây chằng hoặc tủy sống khó phát hiện được thông qua chụp CT Scan toàn thân.

- Chụp CT Scan có gây nhiễm xạ, tuy nhiên mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp nằm trong giới hạn cho phép của cục An toàn bức xạ.

Chụp CT Scan toàn thân có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân đa chấn thương và tầm soát các bệnh cần thiết. Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đáp ứng yêu cầu chẩn đoán nhanh, chính xác, tránh bỏ sót tổn thương và nâng cao chất lượng điều trị ở khoa cấp cứu.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp là đơn vị được tin cậy về dịch vụ chụp CT trong nhiều năm liền với hệ thống máy chụp CT Scan thế hệ mới và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành có chuyên môn cao, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, kinh nghiệm lâu năm. Nếu quý khách cần được giải đáp kỹ hơn về kỹ thuật này, xin vui lòng liên hệ tổng đài: 02773.875.993.



Các dịch vụ khác :