Bác sĩ thường trực 096 242 1155
Hotline cấp cứu 02773 895 115
banner

Chỉ số Apgar là gì? Apgar có vai trò gì trong đảm bảo sức khỏe trẻ sơ sinh?

Thứ ba, 09/08/2022, 09:08 GMT+7

Apgar là thuật ngữ quen thuộc đối với các y bác sĩ sản - nhi, đây được xem là phương pháp xác định sức khỏe trẻ sơ sinh khi vừa chào đời

Chỉ số Apgar được đánh giá dựa trên các biểu hiện và phản ứng cơ thể về mặt ngoại khoa của trẻ sơ sinh để biết được trẻ có đang ở trạng thái bình thường hay không. 

Với trẻ sơ sinh, khi vừa sinh ra, phải tiếp xúc với môi trường mới, cơ thể sẽ có sự biến chuyển đột ngột trong giai đoạn này. Vậy nên, việc đảm bảo các bé được khỏe mạnh là điều được ưu tiên và các chỉ số Apgar sẽ đóng vai trò quyết định. 

1. Chỉ số Apgar là gì?

Chỉ số Apgar là sáng kiến của một bác sĩ gây mê người Mỹ tên là Virginia Apgar vào năm 1952. Chỉ số được xem là một bài kiểm tra nhằm đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh. 

Điểm số được đánh giá theo các biểu hiện của bé như màu da, nhịp tim, phản xạ,... Từ tổng điểm Apgar mà các y bác sĩ phòng sinh có thể xác định được mức độ khỏe mạnh của bé yêu. Nhờ chỉ số Apgar mà đã có thể hạn chế được nhiều trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh.

Với quy trình sinh thông thường thì điểm Apgar sẽ được tính 2 lần vào 1 phút và 5 phút sau khi bé chào đời. Theo đó, các lần tính điểm này được gọi là “Apgar 1 phút” và “Apgar 5 phút”. Trong trường hợp khi điểm Apgar ở 2 lần này thấp thì có thể sẽ thực hiện tính điểm Apgar nhiều lần 10 phút, 15 phút,... tùy tình trạng của bé. 

08082022-2

Đánh giá Apgar là phương pháp hiệu quả để đảm bảo sức khỏe trẻ ở giai đoạn đầu chào đời.

2. Cách tính điểm chỉ số Apgar

Hệ thống chấm điểm Apgar được chia thành 5 yếu tố, mỗi yếu tố có 3 mức điểm từ 0 đến 2. Vậy nên, số điểm tối đa theo chỉ số Apgar là 10 điểm, tuy nhiên trên thực tế rất khó để trẻ mới sinh ra đạt được số điểm tối đa này. 

2.1. Yếu tố màu da

Yếu tố này tập trung vào màu da của phần bàn tay và bàn chân bé:

  • 0 điểm: Cơ thể bé nhợt nhạt hoặc có màu xanh, không có vùng ửng hồng
  • 1 điểm: Cơ thể trẻ hồng hào nhưng phần tay và chân vẫn tái hoặc xanh
  • 2 điểm: Toàn thân bé ửng hồng, không có vùng nào bị biến màu hoặc xanh

2.2. Nhịp tim của bé

Ở bất kỳ người nào dù trẻ hay già, thì yếu tố nhịp tim được xem là yếu tố quan trọng, yếu tố quyết định sự sống. Với cả bé sơ sinh cũng vậy, trong hệ thống tính điểm Apgar thì nhịp tim đóng vai trò quan trọng nhất. 

  • 0 điểm: Nhịp tim bé dưới 80 lần/phút
  • 1 điểm: Có mạch ổn định, nhưng nhịp đập yếu từ 80 - 100 lần/phút
  • 2 điểm: Mạch của trẻ ổn định và duy trì trên 100 nhịp mỗi phút

2.3. Phản xạ tự nhiên

Phương pháp kiểm tra phản xạ Apgar còn được gọi là kiểm tra phản xạ cáu kỉnh. Khi kiểm tra, các bác sĩ véo nhẹ vào tay hoặc chân trẻ để xem phản xạ của bé với hành động này. 

  • 0 điểm: Không có phản ứng 
  • 1 điểm: Có phản ứng nhưng phản ứng yếu hoặc chỉ nhăn mặt
  • 2 điểm: Trẻ có phản xạ tốt và nhanh, cử động cr tứ chi

2.4. Kiểm tra trương lực cơ

Ở bài kiểm tra này, bác sĩ sẽ làm động tác mở rộng cánh tay và chân bé. Sau đó sẽ quan sát các cử động, uốn cong của tứ chi để đánh giá. 

  • 0 điểm: Không có cử động của tay và chân, trẻ không cử động hay gập cơ khi bị tác động
  • 1 điểm: Có cử động tay chân, nhưng còn hơi yếu
  • 2 điểm: Tích cực cử động tay, chân và cơ khi bị tác động

2.5. Đánh giá hô hấp

Chỉ số hô hấp sẽ giúp các bác sĩ đo được khả năng thở của trẻ sơ sinh.

  • 0 điểm: Trẻ hoàn toàn không có hơi thở, cần cấp cứu ngay để kích thích hệ hô hấp hoạt động
  • 1 điểm: Bé thở được nhưng chậm và yếu, không thể khóc hoặc khó khóc
  • 2 điểm: Thở mạnh với nhịp đều đặn, khóc mạnh và lớn sau sinh

3. Phân loại sức khỏe bé theo chỉ số Apgar

Với 5 yếu tố, điểm số Apgar dao động từ 0 đến 10 điểm. Như đã nói, trên thực tế rất ít bé đạt được số điểm tối đa. Vậy thì chỉ số Apgar như thế nào là hợp lý và bình thường và chỉ số thấp thì nên làm gì. 

  • Tổng điểm dưới 3 (<3): Tình trạng bé ngạt nguy kịch, cần nhanh chóng hồi sức cấp cứu tích cực
  • Tổng điểm từ 4 - 7: Trẻ bị ngạt, cần hồi sức tốt
  • Tổng điểm từ 8 trở lên: Tình trạng ổn định, bình thường, cần quan sát thêm

Trẻ sau khi sinh ra cần được chấm điểm Apgar ít nhất 2 lần là 1 phút sau sinh và 5 phút sau sinh. Khi điểm Apgar 1 phút dưới 7 điểm, bác sĩ cần chăm sóc và hồi sức ngay cho bé về mặc y khoa. Đến Apgar 5 phút, nếu trẻ đã được cải thiện thì cũng cần theo dõi thêm sau đó. Trường hợp Apgar 5 phút vẫn dưới 7 điểm thì tiếp tục các phương pháp hồi sức và lập lại Apgar sau mỗi 5 phút (Apgar 10 phút, 15 phút, 20 phút). Nếu sau Apgar 10 - 15 - 20 phút, bé vẫn ở điểm dưới 3 thì nguy cơ cao bé bị tổn thương thần kinh lâu dài. 

4. Tầm quan trọng của chỉ số Apgar trong sản khoa

Với việc áp dụng bài kiểm tra Apgar tại khoa sản, các bác sĩ đã có thể giảm thiểu được tình trạng tử vong sơ sinh. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh, nhất là trong giai đoạn đầu sau sinh. 

Bởi, khi mới sinh ra, chỉ với những phút đầu tiên, khó có thể lắp đặt nhanh chóng các thiết bị theo dõi sức khỏe trẻ. Nếu không có báo cáo về tình trạng của trẻ ngay và để kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Apgar là bài kiểm tra nhanh chóng mà các bác sĩ có thể tự kiểm tra bằng quan sát và cảm nhận thông thường. Mang đến kết quả nhanh chóng, từ đó có thể hồi sức cấp cứu bé kịp thời. 

Dù đã được phát minh từ thế kỷ trước nhưng đến hiện tại ở khắp nơi trên thế giới, chỉ số Apgar vẫn là kiến thức quan trọng và cần thiết đối với nữ hộ sinh và y bác sĩ phòng sinh. 

08082022-1

Apgar cho vai trò quan trọng trong vấn đề kịp thời cấp cứu trẻ sơ sinh.

5. Chỉ số apgar có ảnh hưởng đến bé sau về sau?

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng, nếu khi sinh ra, trẻ có điểm số Apgar thấp sẽ có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe về sau khi lớn lên. Thực tế, ý kiến này chưa hẳn là hoàn toàn đúng. 

Bởi, với Apgar 1 phút và 5 phút, dù thấp nhưng khi tình trạng bé đã tốt hơn và được chẩn đoán ổn định thì các biến chứng về sau là không xảy ra. Bé chỉ cần được chăm sóc tốt, kỹ càng hơn ở giai đoạn này, điểm số Apgar không dự đoán được tình trạng sức khỏe bé sau này. Nhưng như đã cảnh báo, nếu Apgar 10, 15, 20 phút vẫn ở mức điểm dưới 3 thì khả năng bị ảnh hưởng thần kinh của bé sau này là hoàn toàn có thể.  

Có thể bạn quan tâm:

Mặc khác, Apgar được chấm điểm dựa trên tính chủ quan của y bác sĩ phòng sinh. Việc mỗi người chấm điểm cùng lúc cũng 1 bé vẫn sẽ có sự chênh lệch điểm số. Có người chấm Apgar 7 điểm và cũng có người chấm Apgar 8 điểm. Và Apgar thấp cũng chỉ ở giai đoạn đầu, các bác sĩ đã kịp hỗ trợ hồi sức bé. Vậy nên khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ khi phát triển là không cao. 


Diễm Hà

Giới hạn tin theo ngày :