Thứ năm, 26/05/2022, 15:22 GMT+7
Huyết áp tăng cao là căn bệnh dễ gặp, dễ phát hiệu nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Đây là bệnh lý gắn liền với tim mạch, được xem là kẻ giết người thầm lặng khi là nguyên nhân chính có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim,...
Cùng tìm hiểu về cao huyết áp và các cách điều trị cần thiết để phòng tránh tình huống xấu xảy ra.
Tăng huyết áp hay cao huyết áp là bệnh lý mãn tính được tạo thành do các áp lực từ máu tác động lên thành động mạnh tăng cao. Từ các áp lực và sức ép đó mà các mạch máu có thể bị tổn hại theo thời gian. Hiện tượng này có thể gây nên các áp lực ngày càng lớn cho tim, làm tăng các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Cao huyết áp thường sẽ có 4 loại cơ bản gồm: cao huyết áp vô căn (không có nguyên nhân cụ thể), tăng huyết áp thứ phát (liên quan đến các bệnh về thận, động mạch, van tim), cao huyết áp tâm thu đơn độc (huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương bình thường) và tăng huyết áp khi mang thai.
Có thể dùng máy đo huyết áp tại nhà để xác định tình trạng huyết áp của bản thân.
Để xác định tăng huyết áp, chúng ta sẽ dựa trên 2 chỉ số chính là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm thu là chỉ số thể hiện ở giai đoạn tim co bóp tống máu đi, thường sẽ có giá trị cao hơn vì là giai đoạn đẩy máu đi. Còn huyết áp tâm trương là giai đoạn nghỉ giữa 2 lần đập của tim, giá trị huyết áp lúc này cũng thấp hơn. Dựa vào hai chỉ số trên mà người đọc có thể xác định được mức độ cao huyết áp.
Phân loại huyết áp theo quy chuẩn và hướng dẫn của Hiệp hội tim mạch Châu Âu (ESC):
Theo đó, theo Hiệp hội tim mạch Việt Nam thì huyết áp ở mức dưới 120/80mmHg được xem là bình thường và mức trên 140/90mmHg là cao huyết áp.
Dựa theo các chỉ số cấp độ trên, người bệnh có thể tự thực hiện đo huyết áp tại nhà thông qua máy đo huyết áp và xác định tình trạng bệnh.
Hơn 90% người mắc bệnh huyết áp sẽ thuộc loại tăng huyết áp vô căn và không rõ nguyên nhân cụ thể. Các trường hợp này thường là do di truyền và phổ biến nhiều ở nam giới.
Ngoài ra, dao động khoảng 5% người mắc bệnh cao huyết áp được xếp vào loại cao huyết áp thứ phát. Tình trạng tăng huyết áp ở những bệnh nhân này chủ yếu có nguyên nhân từ các bệnh về thận và tuyến giáp, một số trường hợp là từ ảnh hưởng của các loại chất gây nghiện và thuốc như thuốc lá, rượu bia, cocaine, thuốc cảm hay thuốc tránh thai. Thông thường các trường hợp này sẽ rơi vào trẻ em hoặc người trẻ tuổi.
Mặc khác, tăng huyết áp do thai kỳ là một loại tăng huyết áp thường xảy ra ở khoảng những tuần thai thứ 20. Nguyên nhân cho thể loại được xác định chủ yếu do tình trạng thiếu máu, nhiều nước ối, thai phụ có tiền sử đái tháo đường hoặc cao huyết áp trước đó. Một số trường hợp cũng do ảnh hưởng khi mang thai con đầu lòng, đa thai hoặc thai phụ dưới 20 tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi.
Ngày càng có nhiều người bệnh cao huyết áp, không chỉ riêng người lớn trung niên hay lớn tuổi. Cao huyết áp cũng có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người trẻ.
Những người có tỉ lệ cao mắc bệnh tăng huyết áp:
Người trung niên và người lớn tuổi, độ tuổi trên 40: lúc này cơ thể đã có tình trạng lão hóa, các hệ thống mạch máu đã không duy trì được độ đàn hồi và dẫn đến cao huyết áp.
Về giới tính, ở người sau 45 tuổi thì tỉ lệ đàn ông mắc bệnh cao huyết lớn hơn phụ nữ. Nhưng với phụ nữ ở giai đoạn sau mãn kinh cũng có nguy cơ mắc cao huyết áp.
Di truyền: nếu trong gia đình có người bị mắc các bệnh về tim mạch hoặc cao huyết áp thì các thành viên có cùng huyết thống cũng sẽ mang nguy cơ bệnh tăng huyết áp.
Lối sống thiếu lành mạnh: Những người thường xuyên lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều muối, lười vận động. Bệnh cũng xuất hiện ở người béo phì và thường xuyên bị căng thẳng.
Cao huyết áp dễ gặp ở người lớn tuổi.
Cao huyết áp được xem là căn bệnh thầm lặng khi không có quá nhiều triệu chứng nhận biết dù khi đã tiến triển ở mức nặng. Dấu hiệu của cao huyết áp có thể cho thấy rõ rệt nhất là đau đầu, chóng mặt, khó thở và đôi khi sẽ chảy máu cam.
Đau đầu, choáng váng là biểu hiện rõ nhất của cao huyết áp.
Dù không mấy rõ rệt khi nhận biết bệnh, nhưng cao huyết áp có thể đến đột ngột và tác động đến tim gây nên các chứng tai biến nguy hiểm. Việc diễn ra nhanh chóng, khó xử lý sẽ khiến người bệnh dễ rơi vào biến chứng nguy hiểm, cũng có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên, đề phòng bệnh là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao.
Cao huyết áp thông thường sẽ không cần phải nhập viện để điều trị, người bệnh có thể hoàn toàn tự điều trị tại nhà. Bởi đây là căn bệnh tiềm ẩn và lâu dài, đòi hỏi người bệnh và kiên trì. Người có nguy cơ và mắc bệnh cao huyết áp sẽ được bác sĩ khuyên nhằm thay đổi một số thói quen sống và thuốc bổ trợ điều trị tại nhà. Tùy theo mức độ và nguy cơ mà sẽ có các quy định chặt chẽ hơn.
Lối sống hằng ngày là một trong những nguyên nhân tác động lớn đến đến cơ thể không chỉ riêng bệnh lý cao huyết áp và nhiều bệnh lý khác. Vậy nên, việc cải thiện và thay đổi những thói quen sống hàng ngày có ảnh hưởng là biện pháp thiết yếu để phòng và điều trị cao huyết áp.
Về chế độ ăn uống: người bệnh thường sẽ được khuyến khích với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế các thực phẩm béo, dầu mỡ và giảm thiểu lượng muối ăn hằng ngày. Khuyến khích chỉ dùng dưới 6g muối trong một ngày.
Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì sức khỏe và cân nặng lý tưởng. Đặc biệt với những người có bệnh béo phì nên thực hiện các bài tập giảm cân.
Luôn giữ ấm cho cơ thể, việc để lạnh cũng sẽ có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Tích cực điều trị các bệnh lý liên quan có ảnh hưởng như bệnh về thận, tim mạch,...
Điều chỉnh tâm lý thoải mái, hạn chế tức giận, hay suy nghĩ nhiều. Đặc biệt là người có bệnh về tâm lý hay căng thẳng nên kiểm soát và điều trị để giữ tâm lý thoải mái.
Có thể thường xuyên đo chỉ số huyết áp tại nhà qua máy đo huyết áp gia đình. Chi phí mua máy không quá cao lại tiện lợi cho cá nhân và gia đình kiểm soát tình trạng bệnh, để kịp thời xử lý khi bệnh không có nhiều triệu chứng.
Với một số tình trạng bệnh có nguy cơ cao hoặc thường xuyên tăng huyết áp thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ ổn định huyết áp. Tùy vào tình trạng bệnh tình mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và liều lượng phù hợp. Vậy nên, việc thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để điều chỉnh tăng giảm thuốc sẽ cần thiết với bệnh nhân cao huyết áp.
Người cao huyết áp nên được dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh cao huyết áp được xem là khó có thể trị khỏi hoàn toàn, các biện pháp điều trị cũng chỉ có thể làm ổn định và hạn chế tình trạng bệnh. Dùng thuốc là biện pháp lâu dài và không thể dừng cho đến cuối đời. Chỉ có thể điều chỉnh liều lượng tăng hay giảm theo tình trạng bệnh. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn thêm về thuốc.
Những bệnh nhân bị cao huyết áp thường sẽ có một số bệnh khác, bởi vậy, việc dùng thuốc phải được cân chỉnh hợp lý, kéo dài và nhiều thuốc, nhiều lần trong ngày. Điều này cũng dẫn đến vấn đề bệnh nhân dễ quên uống thuốc đúng giờ. Mặc khác, khi tình trạng cảm xúc diễn ra bất ngờ cũng sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Hậu quả có thể dẫn đến các trường hợp xấu khi tăng huyết áp đột ngột.
Khi bị tăng huyết áp đột ngột, bệnh nhân có thể choáng váng, khó thở và ngất xỉu. Với các trường hợp này, cần đưa bệnh nhân đến cơ quan y tế nhanh nhất để được bác sĩ hỗ trợ. Bệnh nhân sẽ được trợ thở bởi máy thở oxy và dùng thuốc khẩn cấp tại bệnh viện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Bởi tình trạng của bệnh nhân này rất dễ diễn biến xấu và phức tạp, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Ngày nay, cao huyết áp là bệnh lý không còn của chỉ riêng người lớn tuổi. Ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh và nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh tiềm ẩn và không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, khiến người bệnh lờ là thiếu cảnh giác. Nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đến cơ thể nhất là tim mạch khi về lâu dài. Để phòng và điều trị bệnh tốt nhất, hãy trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức về bệnh và cách phòng, chữa bệnh. Từ đó sẽ giúp bạn và người thân hạn chế các nguy cơ nguy hiểm do cao huyết áp gây ra.
Có thể bạn quan tâm: